Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó đến nay, giới khảo cổ đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại đây và có những phát hiện quan trọng.Trong số này, các nhà nghiên cứu vô cùng ấn tượng khi tìm thấy một kho chứa khổng lồ gồm 32.000 cổ vật. Đó là những bộ áo giáp đá quý hiếm được tìm thấy trong 2 khu vực tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.Cụ thể, vào năm 1988, các nhà khảo cổ tiến hành cuộc khai quật tại khu vực gọi là "Hố K9801". Đến năm 2019, họ thực hiện cuộc khai quật một khu vực lớn hơn có diện tích 144 m2. Trong lần khai quật này, họ tìm được 32.392 cổ vật. Theo các nhà nghiên cứu, trong kho tàng cổ vật quý hiếm ấy, những bộ áo giáp đá được chế tạo hết sức kỳ công.Tại khu vực rộng 144 m2, các nhà nghiên cứu phát hiện một số bộ áo giáp đá chỉ gần như hoàn thiện bởi các dấu vết của những mảnh đá cho thấy chúng mới được khoan và đánh bóng rồi chôn cùng Tần Thủy Hoàng.Thêm nữa, các nhà nghiên cứu còn khai quật được một số công cụ cho thấy chúng từng được sử dụng trong công xưởng chế tác áo giáp đá.Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Xuewei Zhang thuộc Phòng thí nghiệm Khảo cổ sinh học thuộc Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) đã phân tích, kiểm tra những bộ giáp đá trên.Theo nhóm nghiên cứu, những bộ áo giáp trong mộ Tần Thủy Hoàng được làm bằng đá vôi chất lượng cao và có rất ít mối nối. Một số bộ giáp gần hoàn thiện cho thấy chúng cố tình được để lại trong lăng mộ ở trạng thái như vậy.Quy trình sản xuất áo giáp đá trong mộ Tần Thủy Hoàng được các nghệ nhân thực hiện giống như khi làm áo giáp cho binh lính nhà Tần. Tuy nhiên, những bộ áo giáp đá này được tạo ra không phải để phục vụ cho quân đội nhà Tần khi ấy mà với mục đích dùng làm đồ tùy táng. Chúng được chôn cùng Tần Thủy Hoàng sau khi ông băng hà.Theo các nhà nghiên cứu, đội quân đất nung gồm khoảng 8.000 bức tượng có kích thước tương đương người thật cùng với những những bộ áo giáp đá sẽ giúp Tần Thủy Hoàng tiếp tục thực hiện những trận chiến khi sang thế giới bên kia.Điều này gián tiếp cho thấy tham vọng của Tần Thủy Hoàng. Ông hoàng này muốn trở thành nhà chinh phục vĩ đại ở cõi âm giống như khi còn sống.Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó đến nay, giới khảo cổ đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại đây và có những phát hiện quan trọng.
Trong số này, các nhà nghiên cứu vô cùng ấn tượng khi tìm thấy một kho chứa khổng lồ gồm 32.000 cổ vật. Đó là những bộ áo giáp đá quý hiếm được tìm thấy trong 2 khu vực tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Cụ thể, vào năm 1988, các nhà khảo cổ tiến hành cuộc khai quật tại khu vực gọi là "Hố K9801". Đến năm 2019, họ thực hiện cuộc khai quật một khu vực lớn hơn có diện tích 144 m2. Trong lần khai quật này, họ tìm được 32.392 cổ vật. Theo các nhà nghiên cứu, trong kho tàng cổ vật quý hiếm ấy, những bộ áo giáp đá được chế tạo hết sức kỳ công.
Tại khu vực rộng 144 m2, các nhà nghiên cứu phát hiện một số bộ áo giáp đá chỉ gần như hoàn thiện bởi các dấu vết của những mảnh đá cho thấy chúng mới được khoan và đánh bóng rồi chôn cùng Tần Thủy Hoàng.
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu còn khai quật được một số công cụ cho thấy chúng từng được sử dụng trong công xưởng chế tác áo giáp đá.
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Xuewei Zhang thuộc Phòng thí nghiệm Khảo cổ sinh học thuộc Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) đã phân tích, kiểm tra những bộ giáp đá trên.
Theo nhóm nghiên cứu, những bộ áo giáp trong mộ Tần Thủy Hoàng được làm bằng đá vôi chất lượng cao và có rất ít mối nối. Một số bộ giáp gần hoàn thiện cho thấy chúng cố tình được để lại trong lăng mộ ở trạng thái như vậy.
Quy trình sản xuất áo giáp đá trong mộ Tần Thủy Hoàng được các nghệ nhân thực hiện giống như khi làm áo giáp cho binh lính nhà Tần. Tuy nhiên, những bộ áo giáp đá này được tạo ra không phải để phục vụ cho quân đội nhà Tần khi ấy mà với mục đích dùng làm đồ tùy táng. Chúng được chôn cùng Tần Thủy Hoàng sau khi ông băng hà.
Theo các nhà nghiên cứu, đội quân đất nung gồm khoảng 8.000 bức tượng có kích thước tương đương người thật cùng với những những bộ áo giáp đá sẽ giúp Tần Thủy Hoàng tiếp tục thực hiện những trận chiến khi sang thế giới bên kia.
Điều này gián tiếp cho thấy tham vọng của Tần Thủy Hoàng. Ông hoàng này muốn trở thành nhà chinh phục vĩ đại ở cõi âm giống như khi còn sống.
Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng.