Vào năm 2003, các chuyên gia khảo cổ tiến hành cuộc khai quật tại dinh thự cũ củaVương Hi Chi - nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Sự kiện này mở đầu cho phát hiện bất ngờ về thi hài cô dâu 5 tuổi dát vàng.Cụ thể, trong quá trình thực hiện cuộc khai quật ở dinh thự cũ củaVương Hi Chi, một số công nhân vô tình gặp sự cố rơi xuống một hố lớn. May mắn là không có người nào bị thương. Chính nhờ việc này, các nhà khảo cổ tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ có kích thước khá lớn. Tại cửa ngôi mộ, họ tìm thấy dấu vết màu đỏ.Cuốn sách "Độc giả Hoàng gia" có đề cập đến lớp phủ đỏ bằng quặng sắt tại các ngôi mộ là thứ chỉ xuất hiện trong các ngôi mộ của hoàng tộc. Từ đây, các chuyên gia suy đoán người được chôn cất trong mộ cổ có thể xuất thân trong tầng lớp quyền quý.Khi tiến vào bên trong mộ cổ, các chuyên gia tìm thấy 3 bộ hài cốt trẻ em (gồm 2 bé trai và 1 bé gái). Trong số này, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy thi hài bé gái mặc trang phục cô dâu màu đỏ và được dát vàng bạc.Căn cứ vào văn bia và những cổ vật tìm thấy trong mộ cổ, các chuyên gia xác định đây là nơi an nghỉ ngàn thu của Lang Nha Điệu vương Tư Mã Hoán - người sống vào thời Đông Tấn hơn 1.700 năm trước.Tư Mã Hoán là con trai thứ 5 của Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ - hoàng đế đầu tiên của nhà Đông Tấn. Khi 2 tuổi, Tư Mã Hoán mắc bệnh nặng rồi qua đời. Bé trai thứ 2 được chôn cất cùng với Tư Mã Hoán là cháu trai 1 tuổi của Tấn Nguyên Đế.Trong khi đó, thi hài bé gái mặc trang phục tân nương màu đỏ được các chuyên gia xác định qua đời khi 5 tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa thể giải mã danh tính của bé gái này cũng như mối quan hệ với 2 bộ hài cốt nam giới trên.Một giả thuyết cho rằng bé gái trên có thể chính là "cô dâu ma" được Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ chọn để làm bạn đời cho con trai chết yểu. Dưới thời phong kiến, minh hôn hay còn gọi đám cưới ma là nghi lễ kết hôn giữa hai người đã qua đời hoặc giữa một người đã khuất với một người còn sống.Nếu nam nữ chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ sẽ tổ chức âm hôn cho họ. Mục đích của việc này là giúp người chết được hạnh phúc, bình an khi ở thế giới bên kia và không quấy nhiễu cuộc sống của những người thân trong gia đình.Xuất phát từ quan niệm này, thi hài bé gái chết yểu được chôn cất cùng Tư Mã Hoán. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới khoa học vẫn nỗ lực đi tìm lời giải về thi hài bé gái bí ẩn.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Vào năm 2003, các chuyên gia khảo cổ tiến hành cuộc khai quật tại dinh thự cũ củaVương Hi Chi - nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Sự kiện này mở đầu cho phát hiện bất ngờ về thi hài cô dâu 5 tuổi dát vàng.
Cụ thể, trong quá trình thực hiện cuộc khai quật ở dinh thự cũ củaVương Hi Chi, một số công nhân vô tình gặp sự cố rơi xuống một hố lớn. May mắn là không có người nào bị thương. Chính nhờ việc này, các nhà khảo cổ tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ có kích thước khá lớn. Tại cửa ngôi mộ, họ tìm thấy dấu vết màu đỏ.
Cuốn sách "Độc giả Hoàng gia" có đề cập đến lớp phủ đỏ bằng quặng sắt tại các ngôi mộ là thứ chỉ xuất hiện trong các ngôi mộ của hoàng tộc. Từ đây, các chuyên gia suy đoán người được chôn cất trong mộ cổ có thể xuất thân trong tầng lớp quyền quý.
Khi tiến vào bên trong mộ cổ, các chuyên gia tìm thấy 3 bộ hài cốt trẻ em (gồm 2 bé trai và 1 bé gái). Trong số này, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy thi hài bé gái mặc trang phục cô dâu màu đỏ và được dát vàng bạc.
Căn cứ vào văn bia và những cổ vật tìm thấy trong mộ cổ, các chuyên gia xác định đây là nơi an nghỉ ngàn thu của Lang Nha Điệu vương Tư Mã Hoán - người sống vào thời Đông Tấn hơn 1.700 năm trước.
Tư Mã Hoán là con trai thứ 5 của Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ - hoàng đế đầu tiên của nhà Đông Tấn. Khi 2 tuổi, Tư Mã Hoán mắc bệnh nặng rồi qua đời. Bé trai thứ 2 được chôn cất cùng với Tư Mã Hoán là cháu trai 1 tuổi của Tấn Nguyên Đế.
Trong khi đó, thi hài bé gái mặc trang phục tân nương màu đỏ được các chuyên gia xác định qua đời khi 5 tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa thể giải mã danh tính của bé gái này cũng như mối quan hệ với 2 bộ hài cốt nam giới trên.
Một giả thuyết cho rằng bé gái trên có thể chính là "cô dâu ma" được Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ chọn để làm bạn đời cho con trai chết yểu. Dưới thời phong kiến, minh hôn hay còn gọi đám cưới ma là nghi lễ kết hôn giữa hai người đã qua đời hoặc giữa một người đã khuất với một người còn sống.
Nếu nam nữ chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ sẽ tổ chức âm hôn cho họ. Mục đích của việc này là giúp người chết được hạnh phúc, bình an khi ở thế giới bên kia và không quấy nhiễu cuộc sống của những người thân trong gia đình.
Xuất phát từ quan niệm này, thi hài bé gái chết yểu được chôn cất cùng Tư Mã Hoán. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới khoa học vẫn nỗ lực đi tìm lời giải về thi hài bé gái bí ẩn.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.