Vua Càn Long là hoàng đế sống thọ nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Vào năm 1799, ông hoàng này băng hà, hưởng thọ 88 tuổi. Tang lễ của vị vua thứ 6 của nhà Thanh được tổ chức long trọng, trang nghiêm.Kết thúc các nghi lễ, thi hài hoàng đế Càn Long được an táng trong Thanh Dụ lăng ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay. Lăng mộ này đã được Càn Long cho người xây dựng từ sớm và hoàn thành vào năm 1752. Theo ước tính, chi phí xây dựng Thanh Dụ lăng lên tới hơn 170 vạn lạng bạc.Là bậc đế vương nên hoàng đế Càn Long được chôn cất trong lăng mộ hoành tráng cùng với nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc châu báu, kỳ trân dị bảo, thư pháp, cổ vật... Chính vì vậy, nơi an nghỉ của vua Càn Long trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Vào năm 1928, nhóm mộ tặc do Tôn Điện Anh cầm đầu đã lấy cớ diễn tập quân sự để đột nhập vào bên trong Thanh Dụ lăng vơ vét báu vật.Trong số các báu vật mà Tôn Điện Anh cùng đồng bọn đánh cắp có Cửu Long bảo kiếm. Thanh bảo kiếm này có phần vỏ kiếm được làm từ da cá mập, phía trên khảm đầy hồng ngọc, ngọc bích và kim cương. Phần thân kiếm chạm khắc 9 con thần long uốn lượn, tượng trưng cho hàm ý “cửu cửu quy nhất”.Tương truyền, vua Càn Long tin rằng giống như kiếp người, triều đại cũng có thể luân hồi. Vậy nên, ông hoàng này hạ lệnh chế tạo thanh Cửu Long bảo kiếm với hy vọng nhà Thanh mãi mãi trường tồn. Tương truyền, Cửu Long bảo kiếm mang nhiều âm khí. Do vốn là thanh kiếm thuộc về cõi âm nên nếu dùng trên dương thế sẽ là trái với quy luật và dính phải lời nguyền chết chóc.Sau khi Tôn Điện Anh mang Cửu Long bảo kiếm ra khỏi lăng mộ, lời nguyền "ai chạm vào đều chết" được cho là ứng nghiệm. Cụ thể, Tôn Điện Anh giao cho Đới Lạp Cửu Long bảo kiếm để tặng cho Tưởng Giới Thạch.Đới Lạp giao Cửu Long bảo kiếm cho Mã Hán Tam (khi ấy là Chủ nhiệm Văn phòng Quân thống cục Bình Tân) cất giữ. Về sau, Mã Hán Tam nổi lòng tham muốn chiếm Cửu Long bảo kiếm làm của riêng.Năm 1940, Mã Hán Tam bị quân Nhật bắt giữ. Để bảo toàn tính mạng, gã dâng tặng thanh bảo kiếm này cho Sở Mật vụ Nhật Bản. Cuối cùng, vũ khí này rơi vào tay của nữ điệp viên người Nhật là Kawashima. Sau này, Kawashima bị người của Quốc Dân Đảng bắt. Khi bị Đới Lạp tra khảo, nữ điệp viên này khai ra Cửu Long bảo kiếm nên vũ khí này một lần nữa trở về tay họ Đới.Theo đó, 4 người đã chạm tay vào Cửu Long bảo kiếm và được cho đều trở thành nạn nhân của lời nguyền chết chóc. Trong đó, vào ngày 17/3/1946, Đới Lạp lên chuyến máy bay khởi hành tới Nam Kinh để gặp Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng, do thời tiết đột ngột chuyển xấu nên máy bay đâm vào đỉnh núi Giang Ninh và bốc cháy. Hậu quả Đới Lạp có cái chết thảm khốc.Trong khi ấy, Kawashima bị xử tử hình, Mã Hán Tam chết do trúng đạn trên đường chạy trốn và Tôn Điện Anh chết trong một trại tù binh của quân giải phóng. Sau cái chết của 4 người này, tung tích của Cửu Long bảo kiếm là một ẩn số. Đến nay, không ai biết thanh bảo kiếm này lưu lạc ở nơi đâu.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Vua Càn Long là hoàng đế sống thọ nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Vào năm 1799, ông hoàng này băng hà, hưởng thọ 88 tuổi. Tang lễ của vị vua thứ 6 của nhà Thanh được tổ chức long trọng, trang nghiêm.
Kết thúc các nghi lễ, thi hài hoàng đế Càn Long được an táng trong Thanh Dụ lăng ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay. Lăng mộ này đã được Càn Long cho người xây dựng từ sớm và hoàn thành vào năm 1752. Theo ước tính, chi phí xây dựng Thanh Dụ lăng lên tới hơn 170 vạn lạng bạc.
Là bậc đế vương nên hoàng đế Càn Long được chôn cất trong lăng mộ hoành tráng cùng với nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc châu báu, kỳ trân dị bảo, thư pháp, cổ vật... Chính vì vậy, nơi an nghỉ của vua Càn Long trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Vào năm 1928, nhóm mộ tặc do Tôn Điện Anh cầm đầu đã lấy cớ diễn tập quân sự để đột nhập vào bên trong Thanh Dụ lăng vơ vét báu vật.
Trong số các báu vật mà Tôn Điện Anh cùng đồng bọn đánh cắp có Cửu Long bảo kiếm. Thanh bảo kiếm này có phần vỏ kiếm được làm từ da cá mập, phía trên khảm đầy hồng ngọc, ngọc bích và kim cương. Phần thân kiếm chạm khắc 9 con thần long uốn lượn, tượng trưng cho hàm ý “cửu cửu quy nhất”.
Tương truyền, vua Càn Long tin rằng giống như kiếp người, triều đại cũng có thể luân hồi. Vậy nên, ông hoàng này hạ lệnh chế tạo thanh Cửu Long bảo kiếm với hy vọng nhà Thanh mãi mãi trường tồn. Tương truyền, Cửu Long bảo kiếm mang nhiều âm khí. Do vốn là thanh kiếm thuộc về cõi âm nên nếu dùng trên dương thế sẽ là trái với quy luật và dính phải lời nguyền chết chóc.
Sau khi Tôn Điện Anh mang Cửu Long bảo kiếm ra khỏi lăng mộ, lời nguyền "ai chạm vào đều chết" được cho là ứng nghiệm. Cụ thể, Tôn Điện Anh giao cho Đới Lạp Cửu Long bảo kiếm để tặng cho Tưởng Giới Thạch.
Đới Lạp giao Cửu Long bảo kiếm cho Mã Hán Tam (khi ấy là Chủ nhiệm Văn phòng Quân thống cục Bình Tân) cất giữ. Về sau, Mã Hán Tam nổi lòng tham muốn chiếm Cửu Long bảo kiếm làm của riêng.
Năm 1940, Mã Hán Tam bị quân Nhật bắt giữ. Để bảo toàn tính mạng, gã dâng tặng thanh bảo kiếm này cho Sở Mật vụ Nhật Bản. Cuối cùng, vũ khí này rơi vào tay của nữ điệp viên người Nhật là Kawashima. Sau này, Kawashima bị người của Quốc Dân Đảng bắt. Khi bị Đới Lạp tra khảo, nữ điệp viên này khai ra Cửu Long bảo kiếm nên vũ khí này một lần nữa trở về tay họ Đới.
Theo đó, 4 người đã chạm tay vào Cửu Long bảo kiếm và được cho đều trở thành nạn nhân của lời nguyền chết chóc. Trong đó, vào ngày 17/3/1946, Đới Lạp lên chuyến máy bay khởi hành tới Nam Kinh để gặp Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng, do thời tiết đột ngột chuyển xấu nên máy bay đâm vào đỉnh núi Giang Ninh và bốc cháy. Hậu quả Đới Lạp có cái chết thảm khốc.
Trong khi ấy, Kawashima bị xử tử hình, Mã Hán Tam chết do trúng đạn trên đường chạy trốn và Tôn Điện Anh chết trong một trại tù binh của quân giải phóng. Sau cái chết của 4 người này, tung tích của Cửu Long bảo kiếm là một ẩn số. Đến nay, không ai biết thanh bảo kiếm này lưu lạc ở nơi đâu.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.