Hòa Thân là viên quan nổi tiếng của nhà Thanh dưới thời vua Càn Long trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Là người thông minh, giỏi xu nịnh và đoán ý của nhà vua nên Hòa Thân được hoàng đế Càn Long trọng dụng.Con đường quan lộ của Hòa Thân thăng tiến thuận lợi. Ông được vua Càn Long giao cho nhiều chức vụ quan trọng như: Đại thần Quản khố, Thị lang Bộ Hộ, Quân cơ đại thần, đại thần Tổng quản phủ Nội Vụ.Là đại thần trong triều, Hòa Thân lợi dụng chức quyền để tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Nhờ đó, tham quan Hòa Thân vơ vét được vô số của cải, tiền bạc, tận hưởng cuộc sống xa xỉ.Theo sử sách, trong một lần xảy ra hạn hán ở phương Nam, hoàng đế Càn Long cử Hòa Thân đi cứu trợ khu vực bị thiên tai. Theo đó, Hòa Thân sai người trộn thêm cát vào cháo cứu trợ.Hành động này của Hòa Thân khiến nhiều quan lại bất bình, thậm chí dâng sớ vạch tội lên vua Càn Long. Sau khi nghe xong, hoàng đế nhà Thanh khen ngợi Hòa Thân. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy?Theo các nhà nghiên cứu, trong lần thiên tai đó, vua Càn Long từng cử nhiều đại thần tới vùng thiên tai để phân phát lương thực cho người dân. Thế nhưng, lương thực cứu trợ ngày một ít mà số người đến nhận cứu trợ lại ngày càng nhiều. Nguyên do là bởi có không ít người giả vờ làm người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai để đến lấy đồ tiếp tế do triều đình phân phát.Sau khi tin tức này được truyền về cung, vua Càn Long quyết định cử Hòa Thân đến tận nơi phân phát cháo tại vùng thiên tai. Là người thông minh, có tài và "nhìn thấu" sự việc trên, Hòa Thân nảy ra ý tưởng bỏ thêm cát vào cháo.Hòa Thân giải thích hành động này với vua Càn Long rằng không phải ai đến nhận cứu trợ cũng là nạn nhân của thiên tai. Nếu để tình trạng này kéo dài, nguồn lương thực cứu trợ của triều đình ngày càng cạn kiệt mà nạn dân thực sự sẽ không nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ triều đình.Nếu bỏ cát vào cháo thì những kẻ giả mạo sẽ không thể ăn được vì đã quen với việc ăn ngon. Trong khi đó, những người dân thực sự chịu ảnh hưởng của thiên tai lâm vào tình trạng đói khát sẽ không để ý chuyện trong trong cháo có một chút cát. Họ chỉ cần ăn no bụng để không bị chết đói.Vua Càn Long sau khi nghe Hòa Thân giải thích cảm thấy hợp lý nên khen ngợi và trọng thưởng cho ông. Nhiều quan lại trong triều sau đó cũng học theo Hòa Thân phân phát cháo lẫn cát cho người dân những vùng thiên tai. Nhờ vậy, những kẻ mạo danh người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai ít hơn hẳn. Đồng thời, những người thực sự có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ kịp thời.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Hòa Thân là viên quan nổi tiếng của nhà Thanh dưới thời vua Càn Long trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Là người thông minh, giỏi xu nịnh và đoán ý của nhà vua nên Hòa Thân được hoàng đế Càn Long trọng dụng.
Con đường quan lộ của Hòa Thân thăng tiến thuận lợi. Ông được vua Càn Long giao cho nhiều chức vụ quan trọng như: Đại thần Quản khố, Thị lang Bộ Hộ, Quân cơ đại thần, đại thần Tổng quản phủ Nội Vụ.
Là đại thần trong triều, Hòa Thân lợi dụng chức quyền để tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Nhờ đó, tham quan Hòa Thân vơ vét được vô số của cải, tiền bạc, tận hưởng cuộc sống xa xỉ.
Theo sử sách, trong một lần xảy ra hạn hán ở phương Nam, hoàng đế Càn Long cử Hòa Thân đi cứu trợ khu vực bị thiên tai. Theo đó, Hòa Thân sai người trộn thêm cát vào cháo cứu trợ.
Hành động này của Hòa Thân khiến nhiều quan lại bất bình, thậm chí dâng sớ vạch tội lên vua Càn Long. Sau khi nghe xong, hoàng đế nhà Thanh khen ngợi Hòa Thân. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy?
Theo các nhà nghiên cứu, trong lần thiên tai đó, vua Càn Long từng cử nhiều đại thần tới vùng thiên tai để phân phát lương thực cho người dân. Thế nhưng, lương thực cứu trợ ngày một ít mà số người đến nhận cứu trợ lại ngày càng nhiều. Nguyên do là bởi có không ít người giả vờ làm người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai để đến lấy đồ tiếp tế do triều đình phân phát.
Sau khi tin tức này được truyền về cung, vua Càn Long quyết định cử Hòa Thân đến tận nơi phân phát cháo tại vùng thiên tai. Là người thông minh, có tài và "nhìn thấu" sự việc trên, Hòa Thân nảy ra ý tưởng bỏ thêm cát vào cháo.
Hòa Thân giải thích hành động này với vua Càn Long rằng không phải ai đến nhận cứu trợ cũng là nạn nhân của thiên tai. Nếu để tình trạng này kéo dài, nguồn lương thực cứu trợ của triều đình ngày càng cạn kiệt mà nạn dân thực sự sẽ không nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ triều đình.
Nếu bỏ cát vào cháo thì những kẻ giả mạo sẽ không thể ăn được vì đã quen với việc ăn ngon. Trong khi đó, những người dân thực sự chịu ảnh hưởng của thiên tai lâm vào tình trạng đói khát sẽ không để ý chuyện trong trong cháo có một chút cát. Họ chỉ cần ăn no bụng để không bị chết đói.
Vua Càn Long sau khi nghe Hòa Thân giải thích cảm thấy hợp lý nên khen ngợi và trọng thưởng cho ông. Nhiều quan lại trong triều sau đó cũng học theo Hòa Thân phân phát cháo lẫn cát cho người dân những vùng thiên tai. Nhờ vậy, những kẻ mạo danh người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai ít hơn hẳn. Đồng thời, những người thực sự có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ kịp thời.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.