1. Nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, nhà thờ chính tòa Đà Nẵng là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất của thành phố miền Trung này. Di tích này còn mang tên gọi khác là nhà thờ Con Gà do trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim. Nhà thờ cổ này được khởi công từ tháng 2/1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú) do linh mục Vallet thiết kế và làm chủ thầu xây dựng. Đây là nhà thờ Công giáo duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc.Về tổng quan, nhà thờ Con Gà Đà Nẵng mang phong cách kiến trúc Gothic với những ngọn tháp cao vút, những vòm cửa quả trám. Đây cũng là phong cách quen thuộc của nhiều nhà thờ cổ ở Việt Nam.2. Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.Mặt bằng kiến trúc chính của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế sâu 70m, bề ngang từ 15–37 m. Hành lang hai bên dài 26 m, rộng 4,2m, mái nhà thờ cao 32m. Chính giữa nhà thờ là tháp chuông gồm ba tầng, đỉnh chóp cao 53m.Nhìn chung, kiến trúc của nhà thờ là sự tổng hòa kiến trúc Đông - Tây, dựa trên việc tuân thủ những quy tắc truyền thống của một nhà thờ Công giáo La Mã.3. Nằm ở phường Phước Vĩnh của thành phố Huế, nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là nhà thờ lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ này nổi tiếng với kiến trúc độc đáo do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - "cha đẻ" của Dinh Độc Lập thiết kế.Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn. Năm 1960, nhà thờ cổ đã bị phá hủy để xây dựng nhà thờ mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.Công trình có mặt bằng xây dựng dạng thánh giá, kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh tháp chuông vút cao.4. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Nha Trang, nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua là một nhà cổ rất nổi tiếng với kiến trúc đẹp và còn nguyên bản. Người dân thường gọi đây là nhà thờ Núi, vì công trình được xây trên một quả núi nhỏ tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét.Ngày 3/9/1928, nhà thờ được khởi công xây dựng. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi. Tháng 12/1941, công trình được hoàn tất.Tổng thể công trình thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với các cửa vòm đỉnh nhọn, bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần, vươn cao, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn rất cuốn hút.5. Nằm ở số 122 Trần Hưng Đạo, Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn hay có tên nhà thờ Nhọn là công trình kiến trúc độc đáo, một điểm tham quan hấp dẫn của thành phố biển xứ Bình Định.Nhà thờ được Giám mục Tardieu cho khởi công xây dựng vào năm 1938. Công trình do hội kiến trúc SIDEC thiết kế và được khánh thành vào ngày 10/12/1939.Về tổng thể kiến trúc, nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn được xây dựng theo bố cục hình thánh giá, dài 57,5 mét, rộng 22,6 mét. Điểm đặc biệt là nhà thờ có một tháp chuông cao 47,2 với hình dáng hơi giống với đầu của một chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là "nhà thờ nhọn".6. Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) khoảng 35 km, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam.Theo sử sách, nhà thờ được linh mục Joseph de La Cassagne (thường gọi là Cố Xuân) cho khởi công xây dựng vào năm 1892. Phải 15 năm sau công trình mới được khánh thành.Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 5.000 m2 có nhiều cây xanh, theo kiến trúc Gothic. Mặt tiền nhà thờ gây ấn tượng với vẻ bề thế, hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá.Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam - phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes, được in năm 1651 tại Roma, Italia.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, nhà thờ chính tòa Đà Nẵng là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất của thành phố miền Trung này. Di tích này còn mang tên gọi khác là nhà thờ Con Gà do trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim.
Nhà thờ cổ này được khởi công từ tháng 2/1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú) do linh mục Vallet thiết kế và làm chủ thầu xây dựng. Đây là nhà thờ Công giáo duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc.
Về tổng quan, nhà thờ Con Gà Đà Nẵng mang phong cách kiến trúc Gothic với những ngọn tháp cao vút, những vòm cửa quả trám. Đây cũng là phong cách quen thuộc của nhiều nhà thờ cổ ở Việt Nam.
2. Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.
Mặt bằng kiến trúc chính của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế sâu 70m, bề ngang từ 15–37 m. Hành lang hai bên dài 26 m, rộng 4,2m, mái nhà thờ cao 32m. Chính giữa nhà thờ là tháp chuông gồm ba tầng, đỉnh chóp cao 53m.
Nhìn chung, kiến trúc của nhà thờ là sự tổng hòa kiến trúc Đông - Tây, dựa trên việc tuân thủ những quy tắc truyền thống của một nhà thờ Công giáo La Mã.
3. Nằm ở phường Phước Vĩnh của thành phố Huế, nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là nhà thờ lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ này nổi tiếng với kiến trúc độc đáo do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - "cha đẻ" của Dinh Độc Lập thiết kế.
Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn. Năm 1960, nhà thờ cổ đã bị phá hủy để xây dựng nhà thờ mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Công trình có mặt bằng xây dựng dạng thánh giá, kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh tháp chuông vút cao.
4. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Nha Trang, nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua là một nhà cổ rất nổi tiếng với kiến trúc đẹp và còn nguyên bản. Người dân thường gọi đây là nhà thờ Núi, vì công trình được xây trên một quả núi nhỏ tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét.
Ngày 3/9/1928, nhà thờ được khởi công xây dựng. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi. Tháng 12/1941, công trình được hoàn tất.
Tổng thể công trình thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với các cửa vòm đỉnh nhọn, bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần, vươn cao, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn rất cuốn hút.
5. Nằm ở số 122 Trần Hưng Đạo, Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn hay có tên nhà thờ Nhọn là công trình kiến trúc độc đáo, một điểm tham quan hấp dẫn của thành phố biển xứ Bình Định.
Nhà thờ được Giám mục Tardieu cho khởi công xây dựng vào năm 1938. Công trình do hội kiến trúc SIDEC thiết kế và được khánh thành vào ngày 10/12/1939.
Về tổng thể kiến trúc, nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn được xây dựng theo bố cục hình thánh giá, dài 57,5 mét, rộng 22,6 mét. Điểm đặc biệt là nhà thờ có một tháp chuông cao 47,2 với hình dáng hơi giống với đầu của một chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là "nhà thờ nhọn".
6. Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) khoảng 35 km, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam.
Theo sử sách, nhà thờ được linh mục Joseph de La Cassagne (thường gọi là Cố Xuân) cho khởi công xây dựng vào năm 1892. Phải 15 năm sau công trình mới được khánh thành.
Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 5.000 m2 có nhiều cây xanh, theo kiến trúc Gothic. Mặt tiền nhà thờ gây ấn tượng với vẻ bề thế, hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá.
Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam - phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes, được in năm 1651 tại Roma, Italia.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.