" Cổng tò vò" nổi tiếng nhất Việt Nam nằm ở phía Tây của đảo Lý Sơn (tỉnh Quãng Ngãi). Đây là một "vòm cổng" bằng đá cao khoảng 2,5m, có hình thù ngoạn mục, hoàn toàn không có sự tạo tác nào của bàn tay con người.Theo các nhà địa chất, cổng Tò Vò Lý Sơn được hình thành từ nham thạch núi lửa, là kết quả của hàng triệu năm núi lửa hoạt động tại đây.Quanh cổng đá này là những bãi đá nham thạch đen bóng, hình thù kỳ lạ nhấp nhô trên làn nước trong veo của đảo Lý Sơn.Khung cảnh tuyệt vời khiến cổng Tò Vò còn được gọi bằng một cái tên khác là cổng Thiên Đường. Đây là địa điểm chụp ảnh được ưa chuộng hàng đầu của giới trẻ khi đến với đảo Lý Sơn.Nằm cách đảo Lý Sơn khoảng 3 hải lý về phía Tây Bắc, đảo An Bình (còn gọi là đảo Bé) cũng có một "cổng tò vò" nằm trong bãi đá nham thạch chạy dọc bờ Bắc đảo."Cổng tò vò" này khá bé, chỉ đủ cho một người chui lọt. Bù lại, nó có vị trí khá đẹp nằm ngay trên bãi tắm nước trong vắt của đảo.Nằm bên bờ biển thuộc địa phận xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, bãi đá Bàn Than là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là nơi có "cổng tò vò" lớn bậc nhất Việt Nam."Cổng tò vò" này có tên Ông Đụn - Bà Khe, gắn với một truyền thuyết cảm động của người dân trong vùng.Chiều cao từ nền đến vòm trong cổng lên đến 6, 7m, không gian bên trong khá rộng, có thể chứa được cả chục người.Dáng vẻ kỳ vĩ của "cổng tò vò" này khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp khi tận mắt chứng kiến.Ngoài "Ông Đụn - Bà Khe", bãi đá Bàn Than còn có một số "cổng tò vò" khác với kích thước nhỏ.Các "cổng tò vò" này đều mang hình thù rất ngoạn mục do sự bào mòn trong hàng vạn năm của tạo hóa.Nằm dưới chân đèo Lý Hoà, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, bãi Đá Nhảy là một thắng cảnh có một không hai tại dải đất miền Trung. Nơi đây cũng có một "cổng tò vò" độc đáo được du khách gần xa biết đến."Cổng tò vò" này được coi là Yoni (biểu tượng nữ tính) nằm bên một cột đá mang hình Linga (biểu tượng nam tính) cách đó khoảng vài chục mét.Hai kiến tạo địa chất thú vị này tạo nên một "cặp đôi hoàn hảo" theo quan niệm phồn thực của người Chăm - những cư dân từng sinh sống ở nơi đây nhiều thế kỷ trước.
" Cổng tò vò" nổi tiếng nhất Việt Nam nằm ở phía Tây của đảo Lý Sơn (tỉnh Quãng Ngãi). Đây là một "vòm cổng" bằng đá cao khoảng 2,5m, có hình thù ngoạn mục, hoàn toàn không có sự tạo tác nào của bàn tay con người.
Theo các nhà địa chất, cổng Tò Vò Lý Sơn được hình thành từ nham thạch núi lửa, là kết quả của hàng triệu năm núi lửa hoạt động tại đây.
Quanh cổng đá này là những bãi đá nham thạch đen bóng, hình thù kỳ lạ nhấp nhô trên làn nước trong veo của đảo Lý Sơn.
Khung cảnh tuyệt vời khiến cổng Tò Vò còn được gọi bằng một cái tên khác là cổng Thiên Đường. Đây là địa điểm chụp ảnh được ưa chuộng hàng đầu của giới trẻ khi đến với đảo Lý Sơn.
Nằm cách đảo Lý Sơn khoảng 3 hải lý về phía Tây Bắc, đảo An Bình (còn gọi là đảo Bé) cũng có một "cổng tò vò" nằm trong bãi đá nham thạch chạy dọc bờ Bắc đảo.
"Cổng tò vò" này khá bé, chỉ đủ cho một người chui lọt. Bù lại, nó có vị trí khá đẹp nằm ngay trên bãi tắm nước trong vắt của đảo.
Nằm bên bờ biển thuộc địa phận xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, bãi đá Bàn Than là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là nơi có "cổng tò vò" lớn bậc nhất Việt Nam.
"Cổng tò vò" này có tên Ông Đụn - Bà Khe, gắn với một truyền thuyết cảm động của người dân trong vùng.
Chiều cao từ nền đến vòm trong cổng lên đến 6, 7m, không gian bên trong khá rộng, có thể chứa được cả chục người.
Dáng vẻ kỳ vĩ của "cổng tò vò" này khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp khi tận mắt chứng kiến.
Ngoài "Ông Đụn - Bà Khe", bãi đá Bàn Than còn có một số "cổng tò vò" khác với kích thước nhỏ.
Các "cổng tò vò" này đều mang hình thù rất ngoạn mục do sự bào mòn trong hàng vạn năm của tạo hóa.
Nằm dưới chân đèo Lý Hoà, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, bãi Đá Nhảy là một thắng cảnh có một không hai tại dải đất miền Trung. Nơi đây cũng có một "cổng tò vò" độc đáo được du khách gần xa biết đến.
"Cổng tò vò" này được coi là Yoni (biểu tượng nữ tính) nằm bên một cột đá mang hình Linga (biểu tượng nam tính) cách đó khoảng vài chục mét.
Hai kiến tạo địa chất thú vị này tạo nên một "cặp đôi hoàn hảo" theo quan niệm phồn thực của người Chăm - những cư dân từng sinh sống ở nơi đây nhiều thế kỷ trước.