Trong khi Lưu Bị có "Ngũ hổ tướng", Tào Tháo cũng tự hào vì có "Ngũ tử lương tướng" gồm: Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng. Trong 5 mãnh tướng xuất chúng này, Tào Tháo đánh giá cao Trương Cáp. Nguyên do là bởi dù đối đầu với Trương Phi hay Triệu Vân thì Trương Cáp cũng có thể hóa nguy thành an.Trương Cáp (? – 231), tự là Tuấn Nghệ, bắt đầu tham gia chiến trận khi 16 tuổi. Khi đó, khởi nghĩa Khăn Vàng xảy ra. Sau khi khởi nghĩa Khăn Vàng kết thúc, ông đầu quân cho Hàn Phức, Ký Châu mục cuối thời Đông Hán. Sau khi Hàn Phức bại trận, mãnh tướng Trương Cáp dẫn binh đầu hàng Viên Thiệu.Đến năm 200, Tào Tháo dẫn quân tiến đánh Viện Thiệu ở Quan Độ. Trương Cáp khi đó nhiều lần khuyên Viên Thiệu tránh đối đầu với Tào Tháo nhưng không được. Cuối cùng, lực lượng của Tào Tháo đánh bại quân của Viên Thiệu.Sau đó, Trương Cáp cùng một số vị tướng đầu hàng Tào Tháo. Là người giỏi võ, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu và sử dụng thành thạo nhiều chiến thuật tài tình, Trương Cáp được Tào Tháo thu nhận về dưới trướng vì tin rằng người này sẽ góp phần giúp ông hoàn thành bá nghiệp thống nhất thiên hạ.Kể từ khi đầu quân cho Tào Tháo, Trương Cáp lập được nhiều chiến công như dẫn quân đánh chiếm được huyện Nghiệp, đánh Liễu Thành, dẹp Quản Thừa, phá được bọn Trần Lan – Mai Thành, phá Mã Siêu – Hàn Toại ở Vị Nam... Do đó, ông được Tào Tháo phong làm Thiên tướng quân, tước Đô Đình Hầu.Khi tìm hiểu về Trương Cáp, giới nghiên cứu không khỏi bất ngờ khi biết được mãnh tướng này rất giỏi tìm đường sống trên chiến trường trong những tình huống nguy hiểm. Điển hình là vào năm 215, sau khi đánh bại Trương Lỗ và chiếm cứ Hán Trung, Tào Tháo cử Hạ Hầu Uyên và Trương Cáp trấn giữ nơi này.Trương Cáp từng giao tranh với Trương Phi khi mang mang quân tiến xuống phía nam để tiến vào Ba Tây. Hai bên đã có cuộc đối đầu cam go, ác liệt trong nhiều ngày mà vẫn bất phân thắng bại. Về sau, Trương Phi chỉ huy hơn 1 vạn quân chặn đánh Trương Cáp.Kết quả là Trương Cáp bị Trương Phi đánh bại nên buộc phải bỏ lại ngựa rồi dẫn theo quân Tào Ngụy đi theo đường nhỏ dốc trốn thoát về Nam Trịnh. Trong tình huống nguy cấp bị Trương Phi truy sát, Trương Cáp vẫn tìm được đường sống cho thấy bản lĩnh hơn người của vị tướng này.Trương Cáp cũng từng có cuộc đối đầu với Triệu Vân - mãnh tướng thiện chiến của nhà Thục Hán. Trong trận Trường Bản năm 208, Triệu Vân đã đột kích phá vòng vây của đại quân Tào Ngụy, bao gồm đánh bại Trương Cáp để cứu ấu chúa A Đẩu (con trai của Lưu Bị).Trong lần giao đấu với Triệu Vân khi đó, Trương Cáp kém hơn đối thủ nhưng vẫn tìm được đường thoát thân trên chiến trường ác liệt thay vì bị mãnh tướng của Lưu Bị giết chết. Điều này cho thấy Trương Cáp là một vị tướng "không phải dạng vừa", khiến những đối thủ mạnh như Trương Phi hay Triệu Vân không thể tiêu diệt. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.
Trong khi Lưu Bị có "Ngũ hổ tướng", Tào Tháo cũng tự hào vì có "Ngũ tử lương tướng" gồm: Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng. Trong 5 mãnh tướng xuất chúng này, Tào Tháo đánh giá cao Trương Cáp. Nguyên do là bởi dù đối đầu với Trương Phi hay Triệu Vân thì Trương Cáp cũng có thể hóa nguy thành an.
Trương Cáp (? – 231), tự là Tuấn Nghệ, bắt đầu tham gia chiến trận khi 16 tuổi. Khi đó, khởi nghĩa Khăn Vàng xảy ra. Sau khi khởi nghĩa Khăn Vàng kết thúc, ông đầu quân cho Hàn Phức, Ký Châu mục cuối thời Đông Hán. Sau khi Hàn Phức bại trận, mãnh tướng Trương Cáp dẫn binh đầu hàng Viên Thiệu.
Đến năm 200, Tào Tháo dẫn quân tiến đánh Viện Thiệu ở Quan Độ. Trương Cáp khi đó nhiều lần khuyên Viên Thiệu tránh đối đầu với Tào Tháo nhưng không được. Cuối cùng, lực lượng của Tào Tháo đánh bại quân của Viên Thiệu.
Sau đó, Trương Cáp cùng một số vị tướng đầu hàng Tào Tháo. Là người giỏi võ, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu và sử dụng thành thạo nhiều chiến thuật tài tình, Trương Cáp được Tào Tháo thu nhận về dưới trướng vì tin rằng người này sẽ góp phần giúp ông hoàn thành bá nghiệp thống nhất thiên hạ.
Kể từ khi đầu quân cho Tào Tháo, Trương Cáp lập được nhiều chiến công như dẫn quân đánh chiếm được huyện Nghiệp, đánh Liễu Thành, dẹp Quản Thừa, phá được bọn Trần Lan – Mai Thành, phá Mã Siêu – Hàn Toại ở Vị Nam... Do đó, ông được Tào Tháo phong làm Thiên tướng quân, tước Đô Đình Hầu.
Khi tìm hiểu về Trương Cáp, giới nghiên cứu không khỏi bất ngờ khi biết được mãnh tướng này rất giỏi tìm đường sống trên chiến trường trong những tình huống nguy hiểm. Điển hình là vào năm 215, sau khi đánh bại Trương Lỗ và chiếm cứ Hán Trung, Tào Tháo cử Hạ Hầu Uyên và Trương Cáp trấn giữ nơi này.
Trương Cáp từng giao tranh với Trương Phi khi mang mang quân tiến xuống phía nam để tiến vào Ba Tây. Hai bên đã có cuộc đối đầu cam go, ác liệt trong nhiều ngày mà vẫn bất phân thắng bại. Về sau, Trương Phi chỉ huy hơn 1 vạn quân chặn đánh Trương Cáp.
Kết quả là Trương Cáp bị Trương Phi đánh bại nên buộc phải bỏ lại ngựa rồi dẫn theo quân Tào Ngụy đi theo đường nhỏ dốc trốn thoát về Nam Trịnh. Trong tình huống nguy cấp bị Trương Phi truy sát, Trương Cáp vẫn tìm được đường sống cho thấy bản lĩnh hơn người của vị tướng này.
Trương Cáp cũng từng có cuộc đối đầu với Triệu Vân - mãnh tướng thiện chiến của nhà Thục Hán. Trong trận Trường Bản năm 208, Triệu Vân đã đột kích phá vòng vây của đại quân Tào Ngụy, bao gồm đánh bại Trương Cáp để cứu ấu chúa A Đẩu (con trai của Lưu Bị).
Trong lần giao đấu với Triệu Vân khi đó, Trương Cáp kém hơn đối thủ nhưng vẫn tìm được đường thoát thân trên chiến trường ác liệt thay vì bị mãnh tướng của Lưu Bị giết chết. Điều này cho thấy Trương Cáp là một vị tướng "không phải dạng vừa", khiến những đối thủ mạnh như Trương Phi hay Triệu Vân không thể tiêu diệt. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.