Võ Tắc Thiên (17/2/624 – 16/12/705), thường gọi Võ hậu hoặc Thiên Hậu, là một phi tần ở Hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, về sau trở thành Hoàng đế triều đại Võ Chu làm gián đoạn nhà Đường.Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, và để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học. Bà đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường.Tuy nhiên, khác với các hoàng đế khác, Võ Tắc Thiên không xây cho mình một mộ phần của mình thật khang trang, lộng lẫy mà hợp táng với Đường Cao Tông Lý Trị.Lí giải cho điều này, nhiều người cho rằng vì khi còn sống Võ Tắc Thiên đã làm rất nhiều chuyện ác độc để bảo toàn ngôi vị của mình. Vì vậy những kẻ mang thù hận với nữ hoàng đế này nhiều vô kể.Để thuận lợi đăng cơ ngôi vị hoàng đế, Võ Tắc Thiên không ngần ngại dồn những người thân ruột thịt của mình vào con đường chết: Cháu gái, cháu trai, thậm chí là cả con gái, con trai.Sau khi lên ngôi, bà đã thực thi những chính sách độc tài. Điều này đã khiến cho thảm cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra. Dù ngai vàng được củng cố, nhưng đồng thời nó cũng khiến hình ảnh của nữ hoàng đế này trở nên đáng sợ trong mắt hậu thế.Theo một số ghi chép, Võ Tắc Thiên đã giết sạch hàng nghìn dòng họ, gia tộc và 5 vị tể tướng đứng đầu trong hàng ngũ quan lại. Chính vì khi còn tại vị Võ Tắc Thiên đã làm quá nhiều chuyện thất đức như vậy nên bà không thể không lo nghĩ về vấn đề này.Có thể bà cho rằng, sau khi mình chết đi ngôi báu sẽ lại về tay của con cháu nhà Đường. Vì vậy nếu xây dựng một lăng mộ dựa vào tài lực của hậu duệ nhà họ Võ thì có thể sẽ không bảo toàn được thi thể một cách nguyên vẹn.Do đó, chỉ có cách hợp táng với tiên đế Lý Trị, Võ Tắc Thiên mới có thể bảo toàn cho sự an nghỉ của mình sau khi băng hà. Sau khi thoái vị và truyền ngôi cho con trai Lý Hiển, Võ Mị Nương đã bày tỏ mong muốn được hợp táng với tiên đế Lý Trị.Tuy nhiên, mong muốn này của Võ Tắc Thiên đã nhận phải sự phản đối dữ dội từ phía các đại thần trong triều đình. Tuy nhiên không vì thế mà bà thay đổi quyết định của mình.Bà đã kiên trì đến cùng trong việc thuyết phục con trai Lý Hiển và cuối cùng được Lý Hiển đồng ý. Ngày 16 tháng 2 năm 705 sau CN, Võ Tắc Thiên qua đời, bà được hợp táng với Lý Trị tại Càn Lăng và được lập 1 tấm văn bia không chữ.Như vậy, di chúc trước phút lìa xa cõi đời của Võ Tắc Thiên tưởng chừng tầm thường là vậy lại toát lên cái phi phàm ẩn chứa trong con người bà – một nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong phong kiến cổ đại Trung Quốc.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Võ Tắc Thiên (17/2/624 – 16/12/705), thường gọi Võ hậu hoặc Thiên Hậu, là một phi tần ở Hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, về sau trở thành Hoàng đế triều đại Võ Chu làm gián đoạn nhà Đường.
Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, và để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học. Bà đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường.
Tuy nhiên, khác với các hoàng đế khác, Võ Tắc Thiên không xây cho mình một mộ phần của mình thật khang trang, lộng lẫy mà hợp táng với Đường Cao Tông Lý Trị.
Lí giải cho điều này, nhiều người cho rằng vì khi còn sống Võ Tắc Thiên đã làm rất nhiều chuyện ác độc để bảo toàn ngôi vị của mình. Vì vậy những kẻ mang thù hận với nữ hoàng đế này nhiều vô kể.
Để thuận lợi đăng cơ ngôi vị hoàng đế, Võ Tắc Thiên không ngần ngại dồn những người thân ruột thịt của mình vào con đường chết: Cháu gái, cháu trai, thậm chí là cả con gái, con trai.
Sau khi lên ngôi, bà đã thực thi những chính sách độc tài. Điều này đã khiến cho thảm cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra. Dù ngai vàng được củng cố, nhưng đồng thời nó cũng khiến hình ảnh của nữ hoàng đế này trở nên đáng sợ trong mắt hậu thế.
Theo một số ghi chép, Võ Tắc Thiên đã giết sạch hàng nghìn dòng họ, gia tộc và 5 vị tể tướng đứng đầu trong hàng ngũ quan lại. Chính vì khi còn tại vị Võ Tắc Thiên đã làm quá nhiều chuyện thất đức như vậy nên bà không thể không lo nghĩ về vấn đề này.
Có thể bà cho rằng, sau khi mình chết đi ngôi báu sẽ lại về tay của con cháu nhà Đường. Vì vậy nếu xây dựng một lăng mộ dựa vào tài lực của hậu duệ nhà họ Võ thì có thể sẽ không bảo toàn được thi thể một cách nguyên vẹn.
Do đó, chỉ có cách hợp táng với tiên đế Lý Trị, Võ Tắc Thiên mới có thể bảo toàn cho sự an nghỉ của mình sau khi băng hà. Sau khi thoái vị và truyền ngôi cho con trai Lý Hiển, Võ Mị Nương đã bày tỏ mong muốn được hợp táng với tiên đế Lý Trị.
Tuy nhiên, mong muốn này của Võ Tắc Thiên đã nhận phải sự phản đối dữ dội từ phía các đại thần trong triều đình. Tuy nhiên không vì thế mà bà thay đổi quyết định của mình.
Bà đã kiên trì đến cùng trong việc thuyết phục con trai Lý Hiển và cuối cùng được Lý Hiển đồng ý. Ngày 16 tháng 2 năm 705 sau CN, Võ Tắc Thiên qua đời, bà được hợp táng với Lý Trị tại Càn Lăng và được lập 1 tấm văn bia không chữ.
Như vậy, di chúc trước phút lìa xa cõi đời của Võ Tắc Thiên tưởng chừng tầm thường là vậy lại toát lên cái phi phàm ẩn chứa trong con người bà – một nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong phong kiến cổ đại Trung Quốc.