Chân đèn tạo hình cánh sen bằng gốm men trắng thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Gốm dùng men trắng ngà có thể coi là một dòng gốm đặc sắc của thời Lý – Trần, hai triều đại có nền văn hóa phát triển cực thịnh trong lịch sử Việt Nam.Đĩa và chén bằng gốm men trắng thời Lý, thế kỷ 11-13. Loại hình chính của gốm men trắng chủ yếu là các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, gồm có ấm, bát, bình, chén, đài sen, đĩa, khuôn đúc, hũ, lọ, liễn, thạp, thống...Bình gốm men trắng thời Lý - Trần. Hoa văn trang trí trên gốm men trắng thường thể hiện kết hợp giữa chạm đắp nổi và khắc chìm.Ấm gốm men trắng thời Lý - Trần. Đề tài trang trí phổ biến có băng cánh sen nổi, cánh to xen cánh nhỏ, băng hoa nổi, rồng giun uốn khúc kiểu thắt túi, hoa dây, hoa chanh, hình tháp, tiên nữ, phượng, sóng nước, vòng tròn nhỏ, vạch đứng song song, mây hình khánh...Một chiếc hũ gốm men trắng thời Lý - Trần. Các loại hũ có nắp, trang trí nổi băng cánh sen, vòng tròn nhỏ và núm ngang là hiện vật mang đặc trưng của mỹ thuật giai đoạn này.Đài sen bằng gốm men trắng thời Lý. Gốm men trắng thời Lý - Trần có thể xem như dòng gốm bạch định của Việt Nam và rất khác biệt so với gốm Trung Quốc bởi xương gốm dày, thô, men không sáng bóng.Khuôn và lõi khuôn trang trí rồng bằng gốm men ngà, triều Lý. Gốm men trắng thời Lý thường được phủ dày và có màu trắng như nước gạo nếp nhưng sang thời Trần phổ biến là màu trắng ngà, lớp men mỏng không còn độ sâu lắng như trước nữa.Hộp bằng gốm men ngà triều Lý. Theo các nhà nghiên cứu, khu vực sản xuất gốm men trắng có lẽ là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Hà Nội.Ấm nhỏ bằng gốm men ngà triều Lý. Trong các di tích, phế tích khai quật được ở khu vực thành Thăng Long, phần lớn chỉ là những mảnh của các loại đồ gốm gia dụng. Những tiêu bản nguyên lành rất hiếm và có giá trị rất cao.Đài sen bằng gốm men ngà triều Lý. Các hiện vật này là chứng tích về cuộc sống của con người thời Lý - Trần, cũng như những bằng chứng quý giá về về sự hiện diện của dòng gốm men trắng trong dòng chày văn hóa Việt.Âu và tước bằng gốm men trắng thời Lý - Trần.Bát gốm men trắng thời Lý - Trần. Gốm men trắng ngà thời Lý - Trần góp phần khẳng định truyền thống riêng biệt của gốm Việt Nam, và cũng chính là động lực cho sự phát triển đặc biệt của gốm men trắng thời Lê Sơ... (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Chân đèn tạo hình cánh sen bằng gốm men trắng thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Gốm dùng men trắng ngà có thể coi là một dòng gốm đặc sắc của thời Lý – Trần, hai triều đại có nền văn hóa phát triển cực thịnh trong lịch sử Việt Nam.
Đĩa và chén bằng gốm men trắng thời Lý, thế kỷ 11-13. Loại hình chính của gốm men trắng chủ yếu là các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, gồm có ấm, bát, bình, chén, đài sen, đĩa, khuôn đúc, hũ, lọ, liễn, thạp, thống...
Bình gốm men trắng thời Lý - Trần. Hoa văn trang trí trên gốm men trắng thường thể hiện kết hợp giữa chạm đắp nổi và khắc chìm.
Ấm gốm men trắng thời Lý - Trần. Đề tài trang trí phổ biến có băng cánh sen nổi, cánh to xen cánh nhỏ, băng hoa nổi, rồng giun uốn khúc kiểu thắt túi, hoa dây, hoa chanh, hình tháp, tiên nữ, phượng, sóng nước, vòng tròn nhỏ, vạch đứng song song, mây hình khánh...
Một chiếc hũ gốm men trắng thời Lý - Trần. Các loại hũ có nắp, trang trí nổi băng cánh sen, vòng tròn nhỏ và núm ngang là hiện vật mang đặc trưng của mỹ thuật giai đoạn này.
Đài sen bằng gốm men trắng thời Lý. Gốm men trắng thời Lý - Trần có thể xem như dòng gốm bạch định của Việt Nam và rất khác biệt so với gốm Trung Quốc bởi xương gốm dày, thô, men không sáng bóng.
Khuôn và lõi khuôn trang trí rồng bằng gốm men ngà, triều Lý. Gốm men trắng thời Lý thường được phủ dày và có màu trắng như nước gạo nếp nhưng sang thời Trần phổ biến là màu trắng ngà, lớp men mỏng không còn độ sâu lắng như trước nữa.
Hộp bằng gốm men ngà triều Lý. Theo các nhà nghiên cứu, khu vực sản xuất gốm men trắng có lẽ là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Hà Nội.
Ấm nhỏ bằng gốm men ngà triều Lý. Trong các di tích, phế tích khai quật được ở khu vực thành Thăng Long, phần lớn chỉ là những mảnh của các loại đồ gốm gia dụng. Những tiêu bản nguyên lành rất hiếm và có giá trị rất cao.
Đài sen bằng gốm men ngà triều Lý. Các hiện vật này là chứng tích về cuộc sống của con người thời Lý - Trần, cũng như những bằng chứng quý giá về về sự hiện diện của dòng gốm men trắng trong dòng chày văn hóa Việt.
Âu và tước bằng gốm men trắng thời Lý - Trần.
Bát gốm men trắng thời Lý - Trần. Gốm men trắng ngà thời Lý - Trần góp phần khẳng định truyền thống riêng biệt của gốm Việt Nam, và cũng chính là động lực cho sự phát triển đặc biệt của gốm men trắng thời Lê Sơ... (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.