Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599- 649) là vị Hoàng đế thứ hai trong lịch sử nhà Đường và cũng được biết tới là một trong những vị minh quân của lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Nhìn lại cuộc đời của ông, không khó để nhận thấy dù con đường bước lên ngai vàng có trải đầy máu tanh, thếnhưng nhữngcống hiến mà Lý Thế Dân tạo dựng cho vương triều nhà Đường vẫn là điều ít ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên điểm đáng nói lại nằm ở chỗ, một nhân vật được cho là sáng suốt và có tầm nhìn xa trông rộng như Đường Thái Tông lại chính làngười đã "bỏ lọt" Võ Tắc Thiên – vị Nữ đế đầy tham vọng từng khiến giang sơn Lý Đường phải đứt gánh giữa đường.
Năm xưa, xuất phát điểm của Võ Tắc Thiên vốn là phi tần của Lý Thế Dân. Trước lúc qua đời, dù biết rằng đâylà ngườiphụ nữ có dã tâm, thế nhưng vị Hoàng đế ấy cũng không trực tiếp trừ khử tai họa ngầm này.
Liệu rằng đâu là lý do khiến Đường Thái Tông Lý Thế Dân chấp nhận bỏ qua một nhân vật đáng gờm như vậy?
Sự thật về Võ Tắc Thiên khi còn làm phi tử của Lý Thế Dân: Từ sớm đã tỏ ra có dã tâm và tàn nhẫn
Võ Tắc Thiên (624 – 705) tên thật là Võ Chiếu, từng là một phi tần trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.
Bà đồng thời cũng là vị Hoàng đế duy nhất của nhà Võ Chu - vương triều từng khiến cho giang sơn Lý Đường bị đứt đoạn.
Sử cũ ghi lại, Võ Tắc Thiên nhập cung vào lúc 14 tuổi, nhờ sở hữu tướng mạo xuất chúng và tài hoa hiếm có nên đã được phong là Ngũ phẩm Tài nhân, chính thức trở thành một phi tử của hậu cung nhà Đường.
Sau này, bà được nhà vua ban cho chữ "Mị" làm tên, vì thế người đời thường gọi bà là Võ Mị hay Võ Mị Nương.
Thế nhưng đa số các sử gia cho rằng Võ Tắc Thiên dù được lâm hạnhvài lầnnhưng cũng không thực sự nhận được sự sủng ái của Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
Begin Dable InArticle_PC / For inquiries, visit http://dable.io
Bằng chứng là cho tới năm 26 tuổi, tức là phải tới 12 năm sau khi nhập cung, bà vẫn chỉ là một Tài nhân thuộc hàng Ngũ phẩm.
Về khoảng thời gian mà Võ Tắc Thiên còn là phi tần của Lý Thế Dân, chính sử hầu như không ghi chép nhiều.
Tuy nhiên có một giai thoại từng truyền lại rằng, năm xưa bà và nhà vua có huấn luyện một con ngựa tên là Sử Tử Thông. Bấy giờ, trong cung không ai có thể hoàn toàn thuần phục con ngựa này.
Võ Tắc Thiên khi ấy liền nói:
"Thần thiếp có thể chế ngự nó, có điều thiếp cần 3 món đồ. Một là roi sắt,hai làgậy sắt, ba là một con dao. Đầu tiên dùng roi sắt quất nó, nếu không phục thì dùng gậy sắt đánh nó, nếu còn không phục nữa thì trực tiếp dùng dao giết chết nó".
Lý Thế Dân nghe xong liền có lời tán thưởng. Thế nhưng đây chỉ là câu chuyện được dân gian truyền lại, tính chân thực còn cần phải cân nhắc.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Tuy nhiên chỉ thông qua câu chuyện này đã có thể nhìn ra được một điều: Võ Tắc Thiên từ sớm đã bộc lộ bản thân là một người vừa có dã tâm lớn, lại vừa rất mực tàn nhẫn.
Nguyên nhân khiến Lý Thế Dân "bỏ lọt" Võ Tắc Thiên: Là vô tình hay do cố ý?
Theo lẽ thường, đối với một người phụ nữ đã sớm bộc lộ dã tâm và sự tàn nhẫn của mình như Võ Tắc Thiên, Đường Thái Tông Lý Thế Dân ắt cũng sẽ vô cùng cảnh giác.
Tuy nhiên lại có giai thoại truyền lại rằng, ở vào thời điểm nhà vua sắp lâm chung, Võ Tắc Thiên đã nói rằng:
"Sau khi bệ hạ qua đời, thần thiếp tất sẽ quy y cửa Phật cả đời này".
Chính sử nhà Đường cũng ghi lại, chiếu theo di nguyện của Tiên đế, Võ Tắc Thiên và những phi tần không con cái khác đều sẽ phải xuống tóc đi tu sau khi nhà vua qua đời.
Có lẽ chính điều này đã khiến Lý Thế Dân yên lòng và bỏ qua cho một mối họa ngầm như Võ Tắc Thiên.
Thế nhưng điều mà ông không ngờ tới lại nằm ở chỗ, vị phi tử đầy dã tâm này lại có thể cấu kết tư thông cùng con trai mình, sau đó còn quang minh chính đại trở thành Hoàng hậu tiếp theo của nhà Lý Đường.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Theo quan điểm củaQulishi, có lẽ ban đầu khi cho Võ Tắc Thiên nhập cung, Lý Thế Dân đơn giản chỉ là muốn sở hữu vẻ đẹp xuất chúng và tài hoa hiếm có của bà.
Dù nhiều năm sau đó dù tỏ ra không mấy sủng ái Võ Tắc Thiên, thế nhưng rất có thể trong lòng ông vẫn dành ra một vị trí đặc biệt cho vị mỹ nhân ấy.
Hoặc có lẽ ở vào giây phút sắp lâm chung, Lý Thế Dân đã vì một giây yếu lòng mà tin vào lời hứa hẹn cả đời sẽ quy y nơi cửa Phật của Võ Tắc Thiên, vì vậy mới không trực tiếp cho người phế bỏ hay trừ khử bà.
Chỉ có điều mấy ai có thể ngờ được rằng, vị phi tử của Tiên đế năm ấy lại có thể nảy sinh tình cảm với con chồng, sau đó trở lại hậu cung làm Hoàng hậu, thậm chí còn lên ngôi xưng đế, khiến cho giang sơn nhà Lý Đường phải chịu cảnh đứt gánh giữa đường.
Nếu ở dưới cửu tuyền biết được sự thật này, liệu rằng Đường Thái Tông Lý Thế Dân còn có thể yên lòng với quyết định năm đó của mình hay không?