Khi ghé thăm Rạp xiếc Trung ương ở Hà Nội, du khách sẽ thấy hai bức tượng sư tử bằng đồng rất lớn đặt hai bên cửa vào khu nhà biểu diễn của rạp.Hai bức tượng này chính là dấu tích còn lại của nhà Đấu xảo, một công trình kiến trúc tráng lệ từng hiện diện ở Hà Nội đầu thế kỷ 20.Ngược dòng lịch sử, nhà Đấu xảo là một công trình do kiến trúc sư người Pháp Bussy thiết kế, khánh thành năm 1902. Công trình này có vai trò tương tự như trung tâm triển lãm ngày nay.Khu Đấu xảo Hà Nội gồm nhiều công trình khác nhau, tòa nhà chính có chiều dài 110 mét, rộng 30 mét và cao 27 mét. Cổng vào nhà Đấu xảo đặt hai con sư tử đồng lớn. Trước khi Nhà hát Lớn khai trương năm 1911, nhà Đấu xảo đã được coi là điểm nhấn kiến trúc đặc sắc nhất ở Hà Nội.Khi người Nhật chiếm Đông Dương, họ đã biến đấu xảo thành một doanh trại và kho quân lương, vũ khí. Vì lý do này, toàn bộ khu nhà đã bị san phẳng trong các cuộc ném bom của không quân Mỹ thời Thế chiến II.Tại vị trí của nhà Đấu xảo cũ, từ năm 1978 - 1985, Công đoàn Liên Xô đã xây tặng Hà Nội một cung văn hóa làm nơi sinh hoạt, giải trí, ngày nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Cặp sư tử đồng may mắn không bị phá hủy, sau khi lưu lạc nhiều nơi thì được chuyển về Rạp xiếc Trung ương.Hai bức tượng đặc biệt này thể hiện hình ảnh hai chú sư tử đực đang ngồi, dáng vẻ uy nghiêm, có kích cỡ lớn gần bằng sư tử thật, và giống nhau “y như đúc”. Tượng được tạo hình rất sinh động theo lối tả thực châu Âu.Bờm sư tử được tái hiện chi tiết với từng lọn nhỏ đan bện vào nhau.Từng mảng cơ bắp nổi lên cuồn cuộn trên mình sư tử, đầy chất “nam tính”.Chân sư tử được thể hiện chi tiết đến từng đường gân.Đuôi sư tử được đúc riêng và hàn vào thân, đã bị mất theo thời gian.Ngày ngày rất nhiều người qua lại khu vực đặt tượng, nhưng có lẽ không nhiều người biết về lý lịch oai hùng của hai “cụ” sư tử hơn 100 tuổi này…Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Khi ghé thăm Rạp xiếc Trung ương ở Hà Nội, du khách sẽ thấy hai bức tượng sư tử bằng đồng rất lớn đặt hai bên cửa vào khu nhà biểu diễn của rạp.
Hai bức tượng này chính là dấu tích còn lại của nhà Đấu xảo, một công trình kiến trúc tráng lệ từng hiện diện ở Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Ngược dòng lịch sử, nhà Đấu xảo là một công trình do kiến trúc sư người Pháp Bussy thiết kế, khánh thành năm 1902. Công trình này có vai trò tương tự như trung tâm triển lãm ngày nay.
Khu Đấu xảo Hà Nội gồm nhiều công trình khác nhau, tòa nhà chính có chiều dài 110 mét, rộng 30 mét và cao 27 mét. Cổng vào nhà Đấu xảo đặt hai con sư tử đồng lớn. Trước khi Nhà hát Lớn khai trương năm 1911, nhà Đấu xảo đã được coi là điểm nhấn kiến trúc đặc sắc nhất ở Hà Nội.
Khi người Nhật chiếm Đông Dương, họ đã biến đấu xảo thành một doanh trại và kho quân lương, vũ khí. Vì lý do này, toàn bộ khu nhà đã bị san phẳng trong các cuộc ném bom của không quân Mỹ thời Thế chiến II.
Tại vị trí của nhà Đấu xảo cũ, từ năm 1978 - 1985, Công đoàn Liên Xô đã xây tặng Hà Nội một cung văn hóa làm nơi sinh hoạt, giải trí, ngày nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Cặp sư tử đồng may mắn không bị phá hủy, sau khi lưu lạc nhiều nơi thì được chuyển về Rạp xiếc Trung ương.
Hai bức tượng đặc biệt này thể hiện hình ảnh hai chú sư tử đực đang ngồi, dáng vẻ uy nghiêm, có kích cỡ lớn gần bằng sư tử thật, và giống nhau “y như đúc”. Tượng được tạo hình rất sinh động theo lối tả thực châu Âu.
Bờm sư tử được tái hiện chi tiết với từng lọn nhỏ đan bện vào nhau.
Từng mảng cơ bắp nổi lên cuồn cuộn trên mình sư tử, đầy chất “nam tính”.
Chân sư tử được thể hiện chi tiết đến từng đường gân.
Đuôi sư tử được đúc riêng và hàn vào thân, đã bị mất theo thời gian.
Ngày ngày rất nhiều người qua lại khu vực đặt tượng, nhưng có lẽ không nhiều người biết về lý lịch oai hùng của hai “cụ” sư tử hơn 100 tuổi này…
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.