Sử cũ ghi lại, vào mùa hè năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà ở Nam Kinh, hưởng thọ 71 tuổi, trị vì được 30 năm.Liên quan tới lễ an táng cũng như nơi chôn cất của vị Hoàng đế này, cho tới ngày nay hậu thế vẫn còn lưu truyền không ít giai thoại ly kỳ. Và hai câu chuyện dưới đây cũng nằm trong số đó.Trên thực tế, có không ít tranh cãi liên quan tới ngày mất của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.Tuy nhiên theo "Minh Sử Huệ Đế kỷ" ghi lại, Chu Nguyên Chương được hạ táng vào ngày 16/5 âm lịch. Như vậy dựa theo suy tính thông thường, nếu lễ hạ táng diễn ra vào ngày thứ 7 sau khi ông mất thì thời gian qua đời hẳn là vào ngày 9/5 năm đó.Theo lý mà nói, việc Hoàng đế mất vào ngày nào lẽ ra phải được ghi lại một cách rõ ràng và thống nhất. Tuy nhiên điểm bất thường nằm ở chỗ sự kiện này lại được ghi chép một cách mơ hồ và gây nhiều tranh cãi.Sử cũ ghi lại, trước lúc qua đời, Chu Nguyên Chương đã không truyền lại ngai vàng cho bất cứ ai trong số các con trai của mình mà lại lựa chọn cháu trai Chu Doãn Văn làm người kế vị.Điều đáng nhắc tới còn nằm ở chỗ, Kiến Văn Đế Chu Doãn Văn trong quá trình an táng cho ông nội của mình sau đó dường như còn cố tình che giấu tai mắt, cố ý làm xáo trộn thông tin.Không ít ý kiến đều cho rằng, Chu Doãn Văn năm xưa đã an táng Chu Nguyên Chương một cách hết sức vội vàng. Tại sao vị Hoàng đế ấy lại có thể hành sự sơ suất với một việc hệ trọng như vậy?Theo một số sử liệu ghi lại, điều này bắt nguồn từ lời trăn trối của Chu Nguyên Chương, yêu cầu cháu trai tiến hành "tốc táng", cử hàng tang lễ và nghi thức chôn cất một cách nhanh chóng.Thậm chí còn có tài liệu bí sử cho rằng, Chu Doãn Văn thực tế đã an táng ông nội của mình chỉ vào đúng 1 ngày trước khi lên ngôi.Từ đó không khó để nhìn ra được rằng, điều khiến Chu Nguyên Chương trước lúc băng hà lo lắng chính là cái chết của ông sẽ trở thành nguồn cơn gây ra biến cố, thậm chí sẽ khơi mào cho những cuộc chính biến tranh ngôi sau đó.Bởi việc làm này khiến cho các vương gia không kịp trở tay, càng không kịp hồi kinh gây sự.Và thực tế lịch sử cũng cho thấy, sau khi an bài tang sự cho Tiên đế một cách nhanh chóng, Chu Doãn Văn đã lên thuận lợi lên ngôi và kịp thời hạ chiếu cho các vương gia để họ không hồi kinh tham dự tang lễ.Liên quan tới thời gian an táng của Chu Nguyên Chương, còn có một giai thoại cho rằng chuyện này có liên quan tới sự kiện kỳ lạ từng phát sinh tại Minh Hiếu Lăng – nơi chôn cất Hoàng đế. Theo đó, năm xưa Minh Hiếu Lăng từng có một khoảng thời gian mà mỗi đêm đều truyền ra tiếng than khóc của phụ nữ.Những người dân nơi ấy truyền tai nhau rằng, đó là tiếng khóc than của Mã Hoàng hậu – vợ cả Chu Nguyên Chương. Sau đó, triều đình phải phái người làm đại lễ cúng bái thì tiếng khóc ấy mới không còn.Thế nhưng vì sao Mã Hoàng hậu đã qua đời nhiều năm mà Minh Hiếu Lăng vẫn còn truyền ra tiếng khóc? Có giải thích cho rằng, vị Hoàng hậu ấy vì nhiều năm nằm cô quạnh một mình trong lăng mộ, khó tránh khỏi bi thương nên mới cất tiếng than khóc để bày tỏ nỗi lòng.
Bởi vậy mà không ít người thời bấy giờ đều cho rằng, việc Chu Doãn Văn tốc táng Chu Nguyên Chương cũng phần nào liên quan tới sự việc kỳ lạ này. Vậy đâu mới là sự thật? Đáp án cho câu hỏi ấy cho tới ngày nay vẫn chưa có ai dám khẳng định.
Sử cũ ghi lại, vào mùa hè năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà ở Nam Kinh, hưởng thọ 71 tuổi, trị vì được 30 năm.
Liên quan tới lễ an táng cũng như nơi chôn cất của vị Hoàng đế này, cho tới ngày nay hậu thế vẫn còn lưu truyền không ít giai thoại ly kỳ. Và hai câu chuyện dưới đây cũng nằm trong số đó.
Trên thực tế, có không ít tranh cãi liên quan tới ngày mất của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.
Tuy nhiên theo "Minh Sử Huệ Đế kỷ" ghi lại, Chu Nguyên Chương được hạ táng vào ngày 16/5 âm lịch. Như vậy dựa theo suy tính thông thường, nếu lễ hạ táng diễn ra vào ngày thứ 7 sau khi ông mất thì thời gian qua đời hẳn là vào ngày 9/5 năm đó.
Theo lý mà nói, việc Hoàng đế mất vào ngày nào lẽ ra phải được ghi lại một cách rõ ràng và thống nhất. Tuy nhiên điểm bất thường nằm ở chỗ sự kiện này lại được ghi chép một cách mơ hồ và gây nhiều tranh cãi.
Sử cũ ghi lại, trước lúc qua đời, Chu Nguyên Chương đã không truyền lại ngai vàng cho bất cứ ai trong số các con trai của mình mà lại lựa chọn cháu trai Chu Doãn Văn làm người kế vị.
Điều đáng nhắc tới còn nằm ở chỗ, Kiến Văn Đế Chu Doãn Văn trong quá trình an táng cho ông nội của mình sau đó dường như còn cố tình che giấu tai mắt, cố ý làm xáo trộn thông tin.
Không ít ý kiến đều cho rằng, Chu Doãn Văn năm xưa đã an táng Chu Nguyên Chương một cách hết sức vội vàng. Tại sao vị Hoàng đế ấy lại có thể hành sự sơ suất với một việc hệ trọng như vậy?
Theo một số sử liệu ghi lại, điều này bắt nguồn từ lời trăn trối của Chu Nguyên Chương, yêu cầu cháu trai tiến hành "tốc táng", cử hàng tang lễ và nghi thức chôn cất một cách nhanh chóng.
Thậm chí còn có tài liệu bí sử cho rằng, Chu Doãn Văn thực tế đã an táng ông nội của mình chỉ vào đúng 1 ngày trước khi lên ngôi.
Từ đó không khó để nhìn ra được rằng, điều khiến Chu Nguyên Chương trước lúc băng hà lo lắng chính là cái chết của ông sẽ trở thành nguồn cơn gây ra biến cố, thậm chí sẽ khơi mào cho những cuộc chính biến tranh ngôi sau đó.
Bởi việc làm này khiến cho các vương gia không kịp trở tay, càng không kịp hồi kinh gây sự.
Và thực tế lịch sử cũng cho thấy, sau khi an bài tang sự cho Tiên đế một cách nhanh chóng, Chu Doãn Văn đã lên thuận lợi lên ngôi và kịp thời hạ chiếu cho các vương gia để họ không hồi kinh tham dự tang lễ.
Liên quan tới thời gian an táng của Chu Nguyên Chương, còn có một giai thoại cho rằng chuyện này có liên quan tới sự kiện kỳ lạ từng phát sinh tại Minh Hiếu Lăng – nơi chôn cất Hoàng đế. Theo đó, năm xưa Minh Hiếu Lăng từng có một khoảng thời gian mà mỗi đêm đều truyền ra tiếng than khóc của phụ nữ.
Những người dân nơi ấy truyền tai nhau rằng, đó là tiếng khóc than của Mã Hoàng hậu – vợ cả Chu Nguyên Chương. Sau đó, triều đình phải phái người làm đại lễ cúng bái thì tiếng khóc ấy mới không còn.
Thế nhưng vì sao Mã Hoàng hậu đã qua đời nhiều năm mà Minh Hiếu Lăng vẫn còn truyền ra tiếng khóc? Có giải thích cho rằng, vị Hoàng hậu ấy vì nhiều năm nằm cô quạnh một mình trong lăng mộ, khó tránh khỏi bi thương nên mới cất tiếng than khóc để bày tỏ nỗi lòng.
Bởi vậy mà không ít người thời bấy giờ đều cho rằng, việc Chu Doãn Văn tốc táng Chu Nguyên Chương cũng phần nào liên quan tới sự việc kỳ lạ này. Vậy đâu mới là sự thật? Đáp án cho câu hỏi ấy cho tới ngày nay vẫn chưa có ai dám khẳng định.