Chu Nguyên Chương – hoàng đế khai quốc nhà Minh - là một nhân vật để lại nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc. Một đặc điểm nổi bật trong cá tính của Chu Nguyên Chương là đa nghi.Để bảo vệ cơ nghiệp muôn đời nhà họ Chu, Chu Nguyên Chương trước tiên đàn áp tàn nhẫn công thần khác họ, sau đó lại giao việc trấn thủ những vùng đất chiến lược cho các hoàng tử.Chu Nguyên Chuơng tổng cộng có 26 nguời con trai nhưng càng về cuối đời ông càng cảm thấy buồn rầu, bất an vì chưa biết giang sơn cơ nghiệp Đại Minh sẽ giao lại cho ai là xứng đáng.Hoàng tử trưởng nam Chu Tiêu - con đẻ của Mã hoàng hậu là người may mắn được chọn làm người kế vị. Ngay khi Chu Tiêu 13 tuổi đã được lập làm hoàng thái tử.Sau 25 năm trau dồi kiến thức, thêm độ chín của tuổi đời 38, Chu Tiêu hoàn toàn đủ bản lĩnh nối ngôi cha. Nhưng không may, tháng 1/1392 sau khi đi thị sát Thiểm Tây trở về trên người Chu Tiêu mọc bướu dữ đau đớn vô cùng, và cuối cùng mất sớm.Chu Tiêu mất sớm khiến hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng đau lòng. Trong những người con trai còn lại thì ít người có thể tin tưởng được.Cuối cùng chỉ còn lại Yến Vương Chu Đệ và cháu đích tôn Chu Doãn Văn (con trai thứ của hoàng thái tử Chu Tiêu) là người có khả năng kế vị. Đối với Chu Doãn Văn, Chu Nguyên Chuơng mang nhiều trăn trở.Ông vừa yêu thích tính cách đầy nhân từ mềm mỏng, đặc biệt là sự hiếu kính của Doãn Văn, nhưng ông lại cảm thấy lo sợ bất an. Liệu rằng đôi vai yếu ớt và bản lĩnh nhân từ yếu mềm kia có gánh nổi trọng trách.Cuối cùng, Chu Nguyên Chương quyết định truyền ngôi cho trưởng tôn Chu Doãn Văn khiến cho các hoàng tử, đặc biệt là Chu Đệ, vô cùng bất mãn.Chu Đệ có tài cầm quân, được giao trấn giữ nhiều đoạn biên giới giữa nhà Minh và Mông Cổ nên có lực lượng quân đội hùng mạnh trong tay. Khi tin tức về việc vua cha lập Chu Tiêu làm Hoàng thái tôn truyền đến phủ Yên Vương (Chu Đệ mang tước Yên Vương), Chu Đệ bắt đầu nảy sinh ý muốn tự giành lấy ngôi vua.Chu Nguyên Chương là người nhìn xa trông rộng, sớm nhìn ra nguy cơ Chu Đệ dấy binh làm phản. Để bảo vệ địa vị của Chu Doãn Văn, Chu Nguyên Chương đã chuẩn bị sẵn một chiếu chỉ cho việc hậu sự. Chiếu chỉ này yêu cầu sau khi hoàng đế qua đời, các hoàng tử cầm quân ở biên ải không được về kinh thành tham dự tang lễ.Thế nhưng với sự đa nghi sẵn có, Chu Nguyên Chương nhận ra chỉ một tờ mệnh lệnh là không đủ để giữ yên thế cuộc. Vào những ngày cuối đời, Chu Nguyên Chương dự định gọi Chu Đệ về Nam Kinh, dùng tình cảm gia đình để thuyết phục Chu Đệ từ bỏ oán hận, phò tá người cháu lên ngôi.Chu Nguyên Chương hy vọng một khi hoàng tử có thực lực nhất chấp nhận vua mới, những thành viên hoàng tộc còn lại cũng sẽ nhanh chóng làm theo.Khi bệnh tình chuyển nặng, biết trước bản thân khó qua khỏi, Chu Nguyên Chương không ngừng dồn hết sức hét năm tiếng "chiếu Yên Vương hồi kinh" (gọi Yên Vương về kinh đô).Thế nhưng cận thần xung quanh, thậm chí cả hoàng đế tương lai đều giả như không nghe thấy tiếng nói của vị vua già hấp hối.Xảy ra việc kỳ lạ như vậy là bởi rất nhiều người trong triều đình sợ hãi Chu Đệ, lo ngại nếu để Yên Vương về thì kinh thành sẽ phát sinh biến cố. Tất cả những người này đều không nhận ra được cơ hội lớn nhất để hoà giải hoàng tộc đã bị bỏ lỡ, thậm chí gián tiếp đẩy cả Trung Quốc vào nội chiến.Dựa vào sơ hở trong di huấn của vua cha, Chu Đệ đã lấy lý do "vua mới bị gian thần lừa dối" để xuất quân làm phản. Năm 1399, Chu Đệ phát động chiến dịch Tĩnh Nạn với khẩu hiệu "dẹp yên nạn nước".Năm 1402, quân Tĩnh Nạn giành được Nam Kinh, hoàng cung bị thiêu rụi, Chu Doãn Văn mất tích trong chiến trận, Chu Đệ lên ngôi hoàng đế, triều đại Kiến Văn biến mất khỏi lịch sử.
Chu Nguyên Chương – hoàng đế khai quốc nhà Minh - là một nhân vật để lại nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc. Một đặc điểm nổi bật trong cá tính của Chu Nguyên Chương là đa nghi.
Để bảo vệ cơ nghiệp muôn đời nhà họ Chu, Chu Nguyên Chương trước tiên đàn áp tàn nhẫn công thần khác họ, sau đó lại giao việc trấn thủ những vùng đất chiến lược cho các hoàng tử.
Chu Nguyên Chuơng tổng cộng có 26 nguời con trai nhưng càng về cuối đời ông càng cảm thấy buồn rầu, bất an vì chưa biết giang sơn cơ nghiệp Đại Minh sẽ giao lại cho ai là xứng đáng.
Hoàng tử trưởng nam Chu Tiêu - con đẻ của Mã hoàng hậu là người may mắn được chọn làm người kế vị. Ngay khi Chu Tiêu 13 tuổi đã được lập làm hoàng thái tử.
Sau 25 năm trau dồi kiến thức, thêm độ chín của tuổi đời 38, Chu Tiêu hoàn toàn đủ bản lĩnh nối ngôi cha. Nhưng không may, tháng 1/1392 sau khi đi thị sát Thiểm Tây trở về trên người Chu Tiêu mọc bướu dữ đau đớn vô cùng, và cuối cùng mất sớm.
Chu Tiêu mất sớm khiến hoàng đế Chu Nguyên Chương vô cùng đau lòng. Trong những người con trai còn lại thì ít người có thể tin tưởng được.
Cuối cùng chỉ còn lại Yến Vương Chu Đệ và cháu đích tôn Chu Doãn Văn (con trai thứ của hoàng thái tử Chu Tiêu) là người có khả năng kế vị. Đối với Chu Doãn Văn, Chu Nguyên Chuơng mang nhiều trăn trở.
Ông vừa yêu thích tính cách đầy nhân từ mềm mỏng, đặc biệt là sự hiếu kính của Doãn Văn, nhưng ông lại cảm thấy lo sợ bất an. Liệu rằng đôi vai yếu ớt và bản lĩnh nhân từ yếu mềm kia có gánh nổi trọng trách.
Cuối cùng, Chu Nguyên Chương quyết định truyền ngôi cho trưởng tôn Chu Doãn Văn khiến cho các hoàng tử, đặc biệt là Chu Đệ, vô cùng bất mãn.
Chu Đệ có tài cầm quân, được giao trấn giữ nhiều đoạn biên giới giữa nhà Minh và Mông Cổ nên có lực lượng quân đội hùng mạnh trong tay. Khi tin tức về việc vua cha lập Chu Tiêu làm Hoàng thái tôn truyền đến phủ Yên Vương (Chu Đệ mang tước Yên Vương), Chu Đệ bắt đầu nảy sinh ý muốn tự giành lấy ngôi vua.
Chu Nguyên Chương là người nhìn xa trông rộng, sớm nhìn ra nguy cơ Chu Đệ dấy binh làm phản. Để bảo vệ địa vị của Chu Doãn Văn, Chu Nguyên Chương đã chuẩn bị sẵn một chiếu chỉ cho việc hậu sự. Chiếu chỉ này yêu cầu sau khi hoàng đế qua đời, các hoàng tử cầm quân ở biên ải không được về kinh thành tham dự tang lễ.
Thế nhưng với sự đa nghi sẵn có, Chu Nguyên Chương nhận ra chỉ một tờ mệnh lệnh là không đủ để giữ yên thế cuộc. Vào những ngày cuối đời, Chu Nguyên Chương dự định gọi Chu Đệ về Nam Kinh, dùng tình cảm gia đình để thuyết phục Chu Đệ từ bỏ oán hận, phò tá người cháu lên ngôi.
Chu Nguyên Chương hy vọng một khi hoàng tử có thực lực nhất chấp nhận vua mới, những thành viên hoàng tộc còn lại cũng sẽ nhanh chóng làm theo.
Khi bệnh tình chuyển nặng, biết trước bản thân khó qua khỏi, Chu Nguyên Chương không ngừng dồn hết sức hét năm tiếng "chiếu Yên Vương hồi kinh" (gọi Yên Vương về kinh đô).
Thế nhưng cận thần xung quanh, thậm chí cả hoàng đế tương lai đều giả như không nghe thấy tiếng nói của vị vua già hấp hối.
Xảy ra việc kỳ lạ như vậy là bởi rất nhiều người trong triều đình sợ hãi Chu Đệ, lo ngại nếu để Yên Vương về thì kinh thành sẽ phát sinh biến cố. Tất cả những người này đều không nhận ra được cơ hội lớn nhất để hoà giải hoàng tộc đã bị bỏ lỡ, thậm chí gián tiếp đẩy cả Trung Quốc vào nội chiến.
Dựa vào sơ hở trong di huấn của vua cha, Chu Đệ đã lấy lý do "vua mới bị gian thần lừa dối" để xuất quân làm phản. Năm 1399, Chu Đệ phát động chiến dịch Tĩnh Nạn với khẩu hiệu "dẹp yên nạn nước".
Năm 1402, quân Tĩnh Nạn giành được Nam Kinh, hoàng cung bị thiêu rụi, Chu Doãn Văn mất tích trong chiến trận, Chu Đệ lên ngôi hoàng đế, triều đại Kiến Văn biến mất khỏi lịch sử.