Dưới thời Tam quốc, Lưu Bị là hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán và nổi tiếng với việc chiêu mộ được nhiều nhân tài phò tá để xưng bá thiên hạ. Trong số này, Gia Cát Lượng là đại công thần của nhà Thục Hán khi giúp Lưu Bị đạt được nhiều mục tiêu quan trọng.Là người túc trí đa mưu, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng được Lưu Bị hết mực tin tưởng và trọng dụng. Chức vụ cao nhất mà ông từng đảm nhiệm là Thừa tướng.Vào mùa xuân năm 223 sau Công nguyên, Lưu Bị mắc bệnh ở Vĩnh An. Biết bản thân không còn sống được bao lâu dù được các thầy thuốc giỏi nhất chữa trị, vị quân chủ nhà Thục Hán cho người triệu Gia Cát Lượng tới để dặn dò việc hậu sự.Trong đó, Lưu Bị nói với Khổng Minh về chuyện lập người kế vị - con trai Lưu Thiện và muốn Thừa tướng phò tá."Thừa tướng tài hơn Tào Phi mười lần, tất có thể bình định thiên hạ, nhất định sẽ làm nên đại sự. Con trai ta, nếu có thể phò tá thì hãy phò tá, nếu nó bất tài, thừa tướng có thể phế nó và lên thay (quân khả tự thủ)", Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng.Sau khi nghe xong, Gia Cát Lượng trả lời rằng sẽ dốc hết lòng phò tá con trai của Lưu Bị cho tới lúc chết.Nghe được câu trả lời này, Lưu Bị quay sang dặn dò con trai Lưu Thiện rằng phải coi Gia Cát Lượng như cha. Sau này, Lưu Thiện làm việc hãy bàn bạc với Thừa tướng.Theo đó, Lưu Bị ủy thác con trai Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng chăm sóc, phò tá. Tình nghĩa quân thần của Lưu Bị và Khổng Minh khiến người đời ca ngợi, ngưỡng mộ.Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng tận trung tận lực phò tá Lưu Thiện thuận lợi đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Ông dốc hết tài năng và công sức để giữ vững nhà Thục Hán, giúp Lưu Thiện nắm giữ cơ nghiệp mà vua cha để lại.Nhờ vậy, tới lúc chết, Gia Cát Lượng luôn trung thành với Lưu Thiện mà không có ý đồ soán ngôi, đoạt vị. Thừa tướng này đã giúp con trai Lưu Bị có thời kỳ trị vì thuận lợi, sống ung dung thoải mái mà không phải lo lắng nhiều.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Lưu Bị là hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán và nổi tiếng với việc chiêu mộ được nhiều nhân tài phò tá để xưng bá thiên hạ. Trong số này, Gia Cát Lượng là đại công thần của nhà Thục Hán khi giúp Lưu Bị đạt được nhiều mục tiêu quan trọng.
Là người túc trí đa mưu, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng được Lưu Bị hết mực tin tưởng và trọng dụng. Chức vụ cao nhất mà ông từng đảm nhiệm là Thừa tướng.
Vào mùa xuân năm 223 sau Công nguyên, Lưu Bị mắc bệnh ở Vĩnh An. Biết bản thân không còn sống được bao lâu dù được các thầy thuốc giỏi nhất chữa trị, vị quân chủ nhà Thục Hán cho người triệu Gia Cát Lượng tới để dặn dò việc hậu sự.
Trong đó, Lưu Bị nói với Khổng Minh về chuyện lập người kế vị - con trai Lưu Thiện và muốn Thừa tướng phò tá.
"Thừa tướng tài hơn Tào Phi mười lần, tất có thể bình định thiên hạ, nhất định sẽ làm nên đại sự. Con trai ta, nếu có thể phò tá thì hãy phò tá, nếu nó bất tài, thừa tướng có thể phế nó và lên thay (quân khả tự thủ)", Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng.
Sau khi nghe xong, Gia Cát Lượng trả lời rằng sẽ dốc hết lòng phò tá con trai của Lưu Bị cho tới lúc chết.
Nghe được câu trả lời này, Lưu Bị quay sang dặn dò con trai Lưu Thiện rằng phải coi Gia Cát Lượng như cha. Sau này, Lưu Thiện làm việc hãy bàn bạc với Thừa tướng.
Theo đó, Lưu Bị ủy thác con trai Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng chăm sóc, phò tá. Tình nghĩa quân thần của Lưu Bị và Khổng Minh khiến người đời ca ngợi, ngưỡng mộ.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng tận trung tận lực phò tá Lưu Thiện thuận lợi đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Ông dốc hết tài năng và công sức để giữ vững nhà Thục Hán, giúp Lưu Thiện nắm giữ cơ nghiệp mà vua cha để lại.
Nhờ vậy, tới lúc chết, Gia Cát Lượng luôn trung thành với Lưu Thiện mà không có ý đồ soán ngôi, đoạt vị. Thừa tướng này đã giúp con trai Lưu Bị có thời kỳ trị vì thuận lợi, sống ung dung thoải mái mà không phải lo lắng nhiều.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.