Năm 220, Quan Vũ để mất Kinh Châu vào tay quân Đông ngô. Thậm chí, võ tướng hết mực trung thành với Lưu Bị này còn bị quân địch bắt giữ và hành quyết. Sau đó, Lưu Bị muốn trả thù cho Quan Vũ và muốn lấy lại Kinh Châu nên đã chuẩn bị lực lượng tiến đánh quân Đông Ngô.Tuy nhiên, đại quân Thục Hán của Lưu Bị cuối cùng bị quân Đông Ngô đánh bại ở Di Lăng vào năm 222. Sau thất bại lớn này, Lưu Bị rút binh về thành Bạch Đế. Một thời gian sau, ông lâm bệnh nặng rồi qua đời năm 223.Sau khi Quan Vũ chết và Lưu Bị đại bại trong trận Di Lăng rồi qua đời, Thục Hán trở thành nước yếu nhất so với Tào Ngụy và Đông Ngô. Theo các nhà nghiên cứu, trong bối cảnh đó, đây là cơ hội tốt để Tào Ngụy hoặc Đông Ngô tiêu diệt nhà Thục. Thế nhưng, Tào Phi - con trai Tào Tháo - khi đó là hoàng đế của Tào Ngụy, quyết định "án binh bất động".Quyết định không tấn công, tiêu diệt nhà Thục của Tào Phi khiến nhiều người, bao gồm Tư Mã Ý cảm thấy khó hiểu. Mãi 22 năm sau, Tư Mã Ý mới biết được lý do Tào Phi lại làm như vậy.Sau thất bại trong trận Di Lăng, Thục Hán quả thực đã suy yếu trầm trọng nhưng vẫn có thể "lội ngược dòng" xoay chuyển thời cuộc. Ngụy Văn Đế Tào Phi quyết định không tấn công tiêu diệt Thục Hán ngay lúc đó vì ông nhận thấy Tào Ngụy chưa đủ khả năng thôn tính nước này.Trong đó, Tào Phi nắm rõ địa hình của Thục Hán, đặc biệt là Hán Trung lại rất phức tạp. Nơi này dễ thủ khó công và nếu Tào Phi muốn tiêu diệt được Thục Hán ngay lúc đó thì sẽ khiến Tào Ngụy phải trả một cái giá đắt.Năm 244, Tào Sảng - đại thần của Tào Ngụy - đã chỉ huy 100.000 quân từ Lạc Khẩu tấn công vào Hán Trung nhằm tiêu diệt Thục Hán.Tuy nhiên, Tào Sảng không dễ dàng giành được thắng lợi do vấp phải sự đánh trả quyết liệt của Vương Bình - vị tướng Thục Hán dẫn quân đánh chặn giữa vùng núi của Hán Trung.Khi quân tiếp viện từ Thành Đô đến, đại quân nhà Thục Hán đã cắt đứt đường tấn công của quân Ngụy. Không những vậy, Đê Giang và Quan Trung khi ấy xảy ra bệnh dịch khiến quân Ngụy không đủ lương thảo để tiếp tục chinh chiến. Do vậy, Tào Sảng cuối cùng phải rút quân về nước.Sau trận chiến này, quân Ngụy bị tổn thất lớn. Lúc này Tư Mã Ý nhận ra Tào Phi đã vô cùng sáng suốt khi không tấn công Thục Hán ngay sau khi Lưu Bị đại bại ở Di Lăng. Nếu Tào Phi liều lĩnh tấn công Thục Hán khi đó thì Tào Ngụy có thể lâm vào tình huống tồi tệ hơn.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Năm 220, Quan Vũ để mất Kinh Châu vào tay quân Đông ngô. Thậm chí, võ tướng hết mực trung thành với Lưu Bị này còn bị quân địch bắt giữ và hành quyết. Sau đó, Lưu Bị muốn trả thù cho Quan Vũ và muốn lấy lại Kinh Châu nên đã chuẩn bị lực lượng tiến đánh quân Đông Ngô.
Tuy nhiên, đại quân Thục Hán của Lưu Bị cuối cùng bị quân Đông Ngô đánh bại ở Di Lăng vào năm 222. Sau thất bại lớn này, Lưu Bị rút binh về thành Bạch Đế. Một thời gian sau, ông lâm bệnh nặng rồi qua đời năm 223.
Sau khi Quan Vũ chết và Lưu Bị đại bại trong trận Di Lăng rồi qua đời, Thục Hán trở thành nước yếu nhất so với Tào Ngụy và Đông Ngô. Theo các nhà nghiên cứu, trong bối cảnh đó, đây là cơ hội tốt để Tào Ngụy hoặc Đông Ngô tiêu diệt nhà Thục. Thế nhưng, Tào Phi - con trai Tào Tháo - khi đó là hoàng đế của Tào Ngụy, quyết định "án binh bất động".
Quyết định không tấn công, tiêu diệt nhà Thục của Tào Phi khiến nhiều người, bao gồm Tư Mã Ý cảm thấy khó hiểu. Mãi 22 năm sau, Tư Mã Ý mới biết được lý do Tào Phi lại làm như vậy.
Sau thất bại trong trận Di Lăng, Thục Hán quả thực đã suy yếu trầm trọng nhưng vẫn có thể "lội ngược dòng" xoay chuyển thời cuộc. Ngụy Văn Đế Tào Phi quyết định không tấn công tiêu diệt Thục Hán ngay lúc đó vì ông nhận thấy Tào Ngụy chưa đủ khả năng thôn tính nước này.
Trong đó, Tào Phi nắm rõ địa hình của Thục Hán, đặc biệt là Hán Trung lại rất phức tạp. Nơi này dễ thủ khó công và nếu Tào Phi muốn tiêu diệt được Thục Hán ngay lúc đó thì sẽ khiến Tào Ngụy phải trả một cái giá đắt.
Năm 244, Tào Sảng - đại thần của Tào Ngụy - đã chỉ huy 100.000 quân từ Lạc Khẩu tấn công vào Hán Trung nhằm tiêu diệt Thục Hán.
Tuy nhiên, Tào Sảng không dễ dàng giành được thắng lợi do vấp phải sự đánh trả quyết liệt của Vương Bình - vị tướng Thục Hán dẫn quân đánh chặn giữa vùng núi của Hán Trung.
Khi quân tiếp viện từ Thành Đô đến, đại quân nhà Thục Hán đã cắt đứt đường tấn công của quân Ngụy. Không những vậy, Đê Giang và Quan Trung khi ấy xảy ra bệnh dịch khiến quân Ngụy không đủ lương thảo để tiếp tục chinh chiến. Do vậy, Tào Sảng cuối cùng phải rút quân về nước.
Sau trận chiến này, quân Ngụy bị tổn thất lớn. Lúc này Tư Mã Ý nhận ra Tào Phi đã vô cùng sáng suốt khi không tấn công Thục Hán ngay sau khi Lưu Bị đại bại ở Di Lăng. Nếu Tào Phi liều lĩnh tấn công Thục Hán khi đó thì Tào Ngụy có thể lâm vào tình huống tồi tệ hơn.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.