Hòa Thân (1750-1799) là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Xuất thân là một công tử Mãn Châu, khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học.Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vụ thị vệ. Sau được vua Càn Long sủng ái cùng với năng lực bản thân, Hòa Thân đã giữ nhiều trọng trách trong triều đình.Trong hơn 20 năm, Hòa Thân được thăng chức 47 lần. “Sở văn lục” viết: “Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ. Kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở”.Sự nghiệp của Hòa Thân lên như diều gặp gió, từ một thị vệ trở thành tể tướng, dưới một người mà trên vạn người, quyền thế lộng hành khắp nơi.Được hoàng đế Càn Long dung túng và bao che, Hòa Thân ngày càng làm càn, liên tục vơ vét và thao túng, nhận hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước.Sau này, dân gian còn tương truyền lại câu nói: "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có", để ám chỉ sự giàu có và mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của Hòa Thân.Ngoài việc nhận hối lộ và ăn chặn tiền bạc của triều đình, tài sản của Hòa Thân còn được nhân lên hàng ngày nhờ việc mua quan bán tước. Trong 24 năm đương quyền, Hòa Thân đút túi khoảng 40 triệu lạng bạc chỉ với việc mua quan bán tước này.Không chỉ dừng lại ở đó, để kiếm thêm tiền bạc, Hòa Thân còn nghĩ ra mọi biện pháp để vơ vét tài sản từ quốc khố. Đặc biệt, vào năm 1788, vì quá sủng ái Hòa Thân, trong 3.000 vạn lạng bạc tiền thu thuế, Càn Long đã để Hòa Thân tự do chi phí cho mọi hoạt động của triều đình.Trong lần này, với tài biến hóa sổ sách, Hòa Thân đã đút túi không dưới vài vạn lạng. Dù "hô mưa gọi gió" trong triều đình nhưng Hoà Thân cũng có lúc phải "xanh mặt" bởi một chữ của Càn Long.Tương truyền trong một lần thiết triều, hoàng đế Càn Long đột nhiên viết một chữ "Thiện" trước mặt tất cả bá quan văn võ. Khi ấy, mọi người đều cười vì nghĩ rằng chữ "Thiện" ở đây là thiện ý, ý tốt. Thế nhưng, duy chỉ có Hòa Thân lập tức thay đổi sắc mặt, trở nên sợ hãi và hoảng loạn.Hóa ra, chỉ có mình Hòa Thân hiểu được chữ "Thiện" mà hoàng đế Càn Long viết không phải có nghĩa là thiện ý, mà là thiện vị - tức nhường ngôi. Nguyên nhân là do quan hệ của ông Hoà Thân với các hoàng tử không được tốt đẹp.Theo đó, dù bất cứ hoàng tử nào của Càn Long lên ngôi thì Hòa Thân vẫn phải đối mặt với nhiều sóng gió và khó khăn, không thể lộng hành như trước nữa. Và quả thật sau này, khi vua Càn Long qua đời, con trai ông là Gia Khánh lên ngôi đã quyết định xử tội tham quan Hòa Thân.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Hòa Thân (1750-1799) là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Xuất thân là một công tử Mãn Châu, khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học.
Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vụ thị vệ. Sau được vua Càn Long sủng ái cùng với năng lực bản thân, Hòa Thân đã giữ nhiều trọng trách trong triều đình.
Trong hơn 20 năm, Hòa Thân được thăng chức 47 lần. “Sở văn lục” viết: “Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ. Kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở”.
Sự nghiệp của Hòa Thân lên như diều gặp gió, từ một thị vệ trở thành tể tướng, dưới một người mà trên vạn người, quyền thế lộng hành khắp nơi.
Được hoàng đế Càn Long dung túng và bao che, Hòa Thân ngày càng làm càn, liên tục vơ vét và thao túng, nhận hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước.
Sau này, dân gian còn tương truyền lại câu nói: "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có", để ám chỉ sự giàu có và mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của Hòa Thân.
Ngoài việc nhận hối lộ và ăn chặn tiền bạc của triều đình, tài sản của Hòa Thân còn được nhân lên hàng ngày nhờ việc mua quan bán tước. Trong 24 năm đương quyền, Hòa Thân đút túi khoảng 40 triệu lạng bạc chỉ với việc mua quan bán tước này.
Không chỉ dừng lại ở đó, để kiếm thêm tiền bạc, Hòa Thân còn nghĩ ra mọi biện pháp để vơ vét tài sản từ quốc khố. Đặc biệt, vào năm 1788, vì quá sủng ái Hòa Thân, trong 3.000 vạn lạng bạc tiền thu thuế, Càn Long đã để Hòa Thân tự do chi phí cho mọi hoạt động của triều đình.
Trong lần này, với tài biến hóa sổ sách, Hòa Thân đã đút túi không dưới vài vạn lạng. Dù "hô mưa gọi gió" trong triều đình nhưng Hoà Thân cũng có lúc phải "xanh mặt" bởi một chữ của Càn Long.
Tương truyền trong một lần thiết triều, hoàng đế Càn Long đột nhiên viết một chữ "Thiện" trước mặt tất cả bá quan văn võ. Khi ấy, mọi người đều cười vì nghĩ rằng chữ "Thiện" ở đây là thiện ý, ý tốt. Thế nhưng, duy chỉ có Hòa Thân lập tức thay đổi sắc mặt, trở nên sợ hãi và hoảng loạn.
Hóa ra, chỉ có mình Hòa Thân hiểu được chữ "Thiện" mà hoàng đế Càn Long viết không phải có nghĩa là thiện ý, mà là thiện vị - tức nhường ngôi. Nguyên nhân là do quan hệ của ông Hoà Thân với các hoàng tử không được tốt đẹp.
Theo đó, dù bất cứ hoàng tử nào của Càn Long lên ngôi thì Hòa Thân vẫn phải đối mặt với nhiều sóng gió và khó khăn, không thể lộng hành như trước nữa. Và quả thật sau này, khi vua Càn Long qua đời, con trai ông là Gia Khánh lên ngôi đã quyết định xử tội tham quan Hòa Thân.