Tham quan Hòa Thân (1750 - 1799) là trọng thần dưới thời hoàng đế Càn Long của nhà Thanh. Viên quan này được người đời nhớ đến với nhiều thủ đoạn tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức...Nhờ vậy, Hòa Thân vơ vét được rất nhiều của cải, sở hữu gia sản khổng lồ. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu cho rằng, tài sản của tham quan này chỉ xếp sau hoàng đế.Khi hoàng đế Gia Khánh hạ lệnh khám xét, tịch thu toàn bộ gia sản của Hòa Thân, lúc này nhiều người giật mình bởi độ giàu có của tham quan này. Bởi lẽ, trong "Thanh thực lục" có ghi chép số tài sản tham ô của Hòa Thân khoảng 800 triệu - 1,1 tỉ lượng bạc.Số bạc trên của Hòa Thân nhiều hơn tổng thu nhập trong 15 năm của quốc khố triều đình nhà Thanh. Để cất giấu gia sản này, Hòa Thân bí mật xây dựng mật thất trong phủ.Mật thất nằm ở vị trí bí mật mà chỉ có Hòa Thân và một số ít người thân thiết biết được. Để bảo vệ số của cải này, tham quan thực hiện diệu kế khiến kẻ trộm không thể lấy cắp được bảo bối giá trị nào.Ngoài việc bố trí hộ vệ đi tuần khắp phủ, Hòa Thân nảy ra cách nung chảy các nén bạc rồi đúc thành những đĩnh bạc lớn to như quả bí đao.Nếu kẻ trộm có thể may mắn tìm được vị trí mật thất và qua mắt được các hộ vệ thì chúng có thể tiếp cận kho báu của Hòa Thân. Thế nhưng, dù nhìn thấy những khối bạc lớn nhưng những tên trộm cũng không dám lấy đi.Nguyên do là bởi những khối bạc này quá lớn, không dễ tiêu xài khi đem ra ngoài. Do vậy, dù lấy được khối bạc khủng của Hòa Thân nhưng kẻ trộm cũng khó có thể sử dụng. Thậm chí, chúng có nguy cơ bị quan phủ phát hiện hành vi trộm cắp khi cố tiêu thụ những khối bạc lớn.Ngoài bạc, bên trong mật thất của Hòa Thân có nhiều tranh, thư pháp, đồ cổ... Tuy nhiên, nhiều kẻ trộm không biết chúng là đồ có giá trị nên bỏ qua không lấy.Do vậy, dù đột nhập được vào mật thất nhưng những kẻ trộm đều tay trắng trở ra bên ngoài. Của cải của Hòa Thân nhờ vậy còn nguyên vẹn.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.
Tham quan Hòa Thân (1750 - 1799) là trọng thần dưới thời hoàng đế Càn Long của nhà Thanh. Viên quan này được người đời nhớ đến với nhiều thủ đoạn tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức...
Nhờ vậy, Hòa Thân vơ vét được rất nhiều của cải, sở hữu gia sản khổng lồ. Thậm chí, một số nhà nghiên cứu cho rằng, tài sản của tham quan này chỉ xếp sau hoàng đế.
Khi hoàng đế Gia Khánh hạ lệnh khám xét, tịch thu toàn bộ gia sản của Hòa Thân, lúc này nhiều người giật mình bởi độ giàu có của tham quan này. Bởi lẽ, trong "Thanh thực lục" có ghi chép số tài sản tham ô của Hòa Thân khoảng 800 triệu - 1,1 tỉ lượng bạc.
Số bạc trên của Hòa Thân nhiều hơn tổng thu nhập trong 15 năm của quốc khố triều đình nhà Thanh. Để cất giấu gia sản này, Hòa Thân bí mật xây dựng mật thất trong phủ.
Mật thất nằm ở vị trí bí mật mà chỉ có Hòa Thân và một số ít người thân thiết biết được. Để bảo vệ số của cải này, tham quan thực hiện diệu kế khiến kẻ trộm không thể lấy cắp được bảo bối giá trị nào.
Ngoài việc bố trí hộ vệ đi tuần khắp phủ, Hòa Thân nảy ra cách nung chảy các nén bạc rồi đúc thành những đĩnh bạc lớn to như quả bí đao.
Nếu kẻ trộm có thể may mắn tìm được vị trí mật thất và qua mắt được các hộ vệ thì chúng có thể tiếp cận kho báu của Hòa Thân. Thế nhưng, dù nhìn thấy những khối bạc lớn nhưng những tên trộm cũng không dám lấy đi.
Nguyên do là bởi những khối bạc này quá lớn, không dễ tiêu xài khi đem ra ngoài. Do vậy, dù lấy được khối bạc khủng của Hòa Thân nhưng kẻ trộm cũng khó có thể sử dụng. Thậm chí, chúng có nguy cơ bị quan phủ phát hiện hành vi trộm cắp khi cố tiêu thụ những khối bạc lớn.
Ngoài bạc, bên trong mật thất của Hòa Thân có nhiều tranh, thư pháp, đồ cổ... Tuy nhiên, nhiều kẻ trộm không biết chúng là đồ có giá trị nên bỏ qua không lấy.
Do vậy, dù đột nhập được vào mật thất nhưng những kẻ trộm đều tay trắng trở ra bên ngoài. Của cải của Hòa Thân nhờ vậy còn nguyên vẹn.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.