1. Tòa nhà Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ, số 12 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm) là một chứng nhân đặc biệt của cuộc Toàn quốc kháng chiến mùa đông năm 1946 ở Hà Nội. Vào ngày 20/12/1946, tại nơi đây đã diễn ra một trận chiến dữ dội giữa quân Pháp và lực lượng Vệ quốc đoàn.Ngày nay, trên hàng rào sắt của Bắc Bộ phủ vẫn còn lưu lại rất nhiều vết đạn từ trận chiến hơn 7 thập niên trước. Đây là đạn của quân Pháp. Khi đó chúng dùng súng máy nã vào Bắc Bộ phủ, nơi một đại đội Vệ quốc đoàn đang trấn giữ.Trong trận Bắc Bộ phủ, một cánh quân Pháp từ trong thành Hà Nội phối hợp với lực lượng ém sẵn ở khách sạn Metropole đã tiến công dữ dội. Quân ta kháng cự mãnh liệt và gây cho địch nhiều thiệt hại. Nhưng với xe tăng yểm trợ, địch tràn vào Bắc Bộ phủ khoảng hơn một giờ sau.Trước tình thế bất lợi, quân ta rút về Liên khu 1, củng cố lực lượng tiếp tục kháng chiến. Sau một ngày đêm chiến đấu dũng cảm và kiên cường, 45 cán bộ chiến sĩ Đại đội 1 anh dũng hy sinh.2. Nằm bên cổng chợ Đồng Xuân, khu chợ lâu đời nhất Hà Nội, bức phù điêu “Hà Nội mùa đông năm 1946” là chứng tích về 60 ngày đêm chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội trong cuộc Toàn quốc kháng chiến.Ngược dòng thời gian, vào đêm 14/2/1947, quân Pháp đánh vào khu chợ Đồng Xuân với ý đồ chia cắt Liên khu I của quân ta thành hai mảnh. Lúc này, Tiểu đoàn 101 quyết tâm bảo vệ chợ bằng mọi giá, dù chỉ còn hơn 100 người với vũ khí thô sơ, còn lực lượng địch hùng hậu hơn nhiều.5 giờ sáng. 400 tên địch có 5 xe tăng dẫn đầu đánh vào chợ với hỏa lực hỗ trợ từ máy bay, đại bác. Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, toàn bộ lực lượng ta đánh trả rất quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tiến công tiếp theo của địch. Trận đánh kéo dài đến chiều hôm đó.Nhờ hỏa lực vượt trội, quân Pháp đã chiếm được chợ Đồng Xuân, nhưng phải trả cái giá rất đắt: 3 xe thiết giáp bị phá hủy, trên 100 tên chết và bị thương. Bên ta hy sinh 15 người, 10 chiến sĩ bị thương. Trận đánh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tác chiến đô thị của quân đội ta sau này.3. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ năm 1972, Bệnh viện Bạch Mai bị ném bom 4 lần. Trong đó, trận ném bom ngày 22/12/1972 là thảm khốc nhất. Sự kiện đã được ghi nhớ bằng một đài tưởng niệm xây trong khuôn viên Bệnh viện.Tấn thảm kịch bắt đầu vào rạng sáng ngày 22/12/1972, khi những chiếc “pháo đài bay” B-52 của không quân Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện. Tại thời điểm đó, có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới các tầng hầm bệnh viện.Cuộc tấn công khiến bệnh viện bị phá hủy nặng nề. Nhiều khu nhà bị sập đã lấp kín một số hầm trú ẩn. Dù việc tổ chức cứu nạn được tiến hành khẩn trương, đã có 30 cán bộ, công nhân viên, sinh viên... hy sinh. Sau này, 12 y bác sĩ công tác tại Bệnh viện đã được công nhận là liệt sĩ.Dù bị hủy hoại tàn khốc, chỉ sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó...Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
1. Tòa nhà Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ, số 12 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm) là một chứng nhân đặc biệt của cuộc Toàn quốc kháng chiến mùa đông năm 1946 ở Hà Nội. Vào ngày 20/12/1946, tại nơi đây đã diễn ra một trận chiến dữ dội giữa quân Pháp và lực lượng Vệ quốc đoàn.
Ngày nay, trên hàng rào sắt của Bắc Bộ phủ vẫn còn lưu lại rất nhiều vết đạn từ trận chiến hơn 7 thập niên trước. Đây là đạn của quân Pháp. Khi đó chúng dùng súng máy nã vào Bắc Bộ phủ, nơi một đại đội Vệ quốc đoàn đang trấn giữ.
Trong trận Bắc Bộ phủ, một cánh quân Pháp từ trong thành Hà Nội phối hợp với lực lượng ém sẵn ở khách sạn Metropole đã tiến công dữ dội. Quân ta kháng cự mãnh liệt và gây cho địch nhiều thiệt hại. Nhưng với xe tăng yểm trợ, địch tràn vào Bắc Bộ phủ khoảng hơn một giờ sau.
Trước tình thế bất lợi, quân ta rút về Liên khu 1, củng cố lực lượng tiếp tục kháng chiến. Sau một ngày đêm chiến đấu dũng cảm và kiên cường, 45 cán bộ chiến sĩ Đại đội 1 anh dũng hy sinh.
2. Nằm bên cổng chợ Đồng Xuân, khu chợ lâu đời nhất Hà Nội, bức phù điêu “Hà Nội mùa đông năm 1946” là chứng tích về 60 ngày đêm chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội trong cuộc Toàn quốc kháng chiến.
Ngược dòng thời gian, vào đêm 14/2/1947, quân Pháp đánh vào khu chợ Đồng Xuân với ý đồ chia cắt Liên khu I của quân ta thành hai mảnh. Lúc này, Tiểu đoàn 101 quyết tâm bảo vệ chợ bằng mọi giá, dù chỉ còn hơn 100 người với vũ khí thô sơ, còn lực lượng địch hùng hậu hơn nhiều.
5 giờ sáng. 400 tên địch có 5 xe tăng dẫn đầu đánh vào chợ với hỏa lực hỗ trợ từ máy bay, đại bác. Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, toàn bộ lực lượng ta đánh trả rất quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tiến công tiếp theo của địch. Trận đánh kéo dài đến chiều hôm đó.
Nhờ hỏa lực vượt trội, quân Pháp đã chiếm được chợ Đồng Xuân, nhưng phải trả cái giá rất đắt: 3 xe thiết giáp bị phá hủy, trên 100 tên chết và bị thương. Bên ta hy sinh 15 người, 10 chiến sĩ bị thương. Trận đánh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tác chiến đô thị của quân đội ta sau này.
3. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ năm 1972, Bệnh viện Bạch Mai bị ném bom 4 lần. Trong đó, trận ném bom ngày 22/12/1972 là thảm khốc nhất. Sự kiện đã được ghi nhớ bằng một đài tưởng niệm xây trong khuôn viên Bệnh viện.
Tấn thảm kịch bắt đầu vào rạng sáng ngày 22/12/1972, khi những chiếc “pháo đài bay” B-52 của không quân Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện. Tại thời điểm đó, có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới các tầng hầm bệnh viện.
Cuộc tấn công khiến bệnh viện bị phá hủy nặng nề. Nhiều khu nhà bị sập đã lấp kín một số hầm trú ẩn. Dù việc tổ chức cứu nạn được tiến hành khẩn trương, đã có 30 cán bộ, công nhân viên, sinh viên... hy sinh. Sau này, 12 y bác sĩ công tác tại Bệnh viện đã được công nhận là liệt sĩ.
Dù bị hủy hoại tàn khốc, chỉ sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó...
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.