1. Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, nổi tiếng khắp Việt Nam nhờ hàng nghìn pho tượng được nặn bằng đất sét rất sinh động bài trí bên trong chùa.Các bức tượng ở đây thể hiện hình ảnh Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa.Tác giả của những bức tượng độc đáo ở chùa Đất Sét là nghệ nhân - cư sĩ Ngô Kim Tòng. Ông đã làm ra chúng trong suốt 42 năm, từ năm 1928 đến năm 1970, bằng sự đam mê và trí tưởng tượng chứ không qua bất cứ trường lớp nào.Tất cả các tác phẩm được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.2. Không chỉ là ngôi cổ tự nổi tiếng với bề dày lịch sử và những nét kiến trúc tuyệt đẹp, chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) còn là ngôi chùa sở hữu nhiều tượng đất nung cổ bậc nhất Việt Nam.Chùa đang lưu giữ hơn 100 pho tượng thờ làm từ đất nung, gồm bộ Tam thánh, Tam thế, Thập bát La-hán, Bát bộ Kim cương, Thập điện Diêm vương... được tạo hình rất sinh động, với đủ kích cỡ, kiểu dáng như mập, ốm, hiền lành, dữ tợn, dân dã, thần tiên…Do sử sách không ghi chép nên niên đại của các bức tượng chưa được xác định rõ ràng. Theo một số nhà nghiên cứu, những bức tượng cổ nhất của chùa Nôm có thể đã có từ thời Lý - Trần.Độ bền của các pho tượng đất nung chùa Nôm khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Trong những trận lụt lớn năm 1945, 1971 và 1986, những pho tượng bị ngâm nước nhiều ngày nhưng vẫn không hề bị phân rã, bong tróc, nứt vỡ.3. Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có hồn.Theo thống kê, trong chùa có hơn 70 pho tượng, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn... Phần lớn tượng của chùa Tây Phương có niên đại vào cuối thế kỷ 18, một số được tạc vào giữa thế kỷ 19.Tác giả của những tác phẩm điêu khắc tinh xảo này chính là các nghệ nhân làng mộc trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn – làng mộc nổi tiếng nhất xứ Đoài thời bấy giờ.Đặc biệt nổi tiếng trong kho tàng tượng cổ ở chùa Tây Phương là bộ tượng 18 vị La Hán, tái hiện hình ảnh 18 vị Sư tổ của Phật giáo, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
1. Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, nổi tiếng khắp Việt Nam nhờ hàng nghìn pho tượng được nặn bằng đất sét rất sinh động bài trí bên trong chùa.
Các bức tượng ở đây thể hiện hình ảnh Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa.
Tác giả của những bức tượng độc đáo ở chùa Đất Sét là nghệ nhân - cư sĩ Ngô Kim Tòng. Ông đã làm ra chúng trong suốt 42 năm, từ năm 1928 đến năm 1970, bằng sự đam mê và trí tưởng tượng chứ không qua bất cứ trường lớp nào.
Tất cả các tác phẩm được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.
2. Không chỉ là ngôi cổ tự nổi tiếng với bề dày lịch sử và những nét kiến trúc tuyệt đẹp, chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) còn là ngôi chùa sở hữu nhiều tượng đất nung cổ bậc nhất Việt Nam.
Chùa đang lưu giữ hơn 100 pho tượng thờ làm từ đất nung, gồm bộ Tam thánh, Tam thế, Thập bát La-hán, Bát bộ Kim cương, Thập điện Diêm vương... được tạo hình rất sinh động, với đủ kích cỡ, kiểu dáng như mập, ốm, hiền lành, dữ tợn, dân dã, thần tiên…
Do sử sách không ghi chép nên niên đại của các bức tượng chưa được xác định rõ ràng. Theo một số nhà nghiên cứu, những bức tượng cổ nhất của chùa Nôm có thể đã có từ thời Lý - Trần.
Độ bền của các pho tượng đất nung chùa Nôm khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Trong những trận lụt lớn năm 1945, 1971 và 1986, những pho tượng bị ngâm nước nhiều ngày nhưng vẫn không hề bị phân rã, bong tróc, nứt vỡ.
3. Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có hồn.
Theo thống kê, trong chùa có hơn 70 pho tượng, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít, như các bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn... Phần lớn tượng của chùa Tây Phương có niên đại vào cuối thế kỷ 18, một số được tạc vào giữa thế kỷ 19.
Tác giả của những tác phẩm điêu khắc tinh xảo này chính là các nghệ nhân làng mộc trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn – làng mộc nổi tiếng nhất xứ Đoài thời bấy giờ.
Đặc biệt nổi tiếng trong kho tàng tượng cổ ở chùa Tây Phương là bộ tượng 18 vị La Hán, tái hiện hình ảnh 18 vị Sư tổ của Phật giáo, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.