Lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi sau khi đổ bộ và giành quyền kiểm soát đảo Iwo Jima từ Nhật Bản ngày 19/2 - 26/3/1945. Bức ảnh này giành giải thưởng Pulitzer năm 1945 và được coi là một trong những bức ảnh biểu tượng ghi dấu khoảnh khắc khó quên trong Thế chiến 2.Thủy quân lục chiến Mỹ chiến đấu trên một sườn đồi ở Iwo Jima. Những cây cối xung quanh trơ trụi, cháy đen vì trúng bom đạn trong những cuộc giao tranh khốc liệt với Nhật Bản vào tháng 3/1945.Vào ngày 6/6/1944 hay còn gọi là D-day, quân Đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normandy - một vùng của Pháp bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch này của quân Đồng minh đã khiến quân Đức quốc xã tổn thất lớn.Một nhóm người Do Thái ở thủ đô Warszawa, Ba Lan bị quân Đức quốc xã bắt đưa đến các trại tập trung. Tại đây, nhiều người Do Thái bị tra tấn, giết hại một cách tàn độc. Theo ước tính, khoảng 6 triệu người Do Thái bị sát hại trong cuộc diệt chủng Holocaust do Hitler phát động hồi Chiến tranh thế giới 2.Hình ảnh ám ảnh chụp các tù nhân gầy gò, ốm yếu trong một trại tập trung của phát xít Đức ở Ebensee, Áo. Trong Thế chiến 2, các tù nhân, chủ yếu là người Do Thái bị phát xít tra tấn, hành hạ, bỏ đói, bắt lao động khổ sai... Thậm chí, khi bị đau ốm, bệnh tật, họ cũng không được chữa trị.Một người lính Liên Xô đứng dậy hô hào đồng đội chiến đấu sau khi chỉ huy đơn vị thiệt mạng trong một cuộc chiến năm 1942.Lực lượng vũ trang toàn nữ giới của Mỹ lần đầu tiên thử mặt nạ chống độc tại Fort Des Moines, Iowa vào tháng 6/1942.Một lính Đức quốc xã 16 tuổi khóc nức nở khi bị binh sĩ Mỹ bắt giữ năm 1945.Lính thủy đánh bộ Mỹ cứu sống một em bé từ dưới một tảng đá trong hang động ở Saipan vào mùa Hè năm 1944. Em bé là người duy nhất còn sống trong số hàng trăm người thiệt mạng. Đảo Saipan, thuộc quần đảo Mariana do Nhật Bản kiểm soát trước đó.Máy bay Mỹ ném bom các mục tiêu của phát xít Đức ở Áo tháng 12/1944.Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Lính Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi sau khi đổ bộ và giành quyền kiểm soát đảo Iwo Jima từ Nhật Bản ngày 19/2 - 26/3/1945. Bức ảnh này giành giải thưởng Pulitzer năm 1945 và được coi là một trong những bức ảnh biểu tượng ghi dấu khoảnh khắc khó quên trong Thế chiến 2.
Thủy quân lục chiến Mỹ chiến đấu trên một sườn đồi ở Iwo Jima. Những cây cối xung quanh trơ trụi, cháy đen vì trúng bom đạn trong những cuộc giao tranh khốc liệt với Nhật Bản vào tháng 3/1945.
Vào ngày 6/6/1944 hay còn gọi là D-day, quân Đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normandy - một vùng của Pháp bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch này của quân Đồng minh đã khiến quân Đức quốc xã tổn thất lớn.
Một nhóm người Do Thái ở thủ đô Warszawa, Ba Lan bị quân Đức quốc xã bắt đưa đến các trại tập trung. Tại đây, nhiều người Do Thái bị tra tấn, giết hại một cách tàn độc. Theo ước tính, khoảng 6 triệu người Do Thái bị sát hại trong cuộc diệt chủng Holocaust do Hitler phát động hồi Chiến tranh thế giới 2.
Hình ảnh ám ảnh chụp các tù nhân gầy gò, ốm yếu trong một trại tập trung của phát xít Đức ở Ebensee, Áo. Trong Thế chiến 2, các tù nhân, chủ yếu là người Do Thái bị phát xít tra tấn, hành hạ, bỏ đói, bắt lao động khổ sai... Thậm chí, khi bị đau ốm, bệnh tật, họ cũng không được chữa trị.
Một người lính Liên Xô đứng dậy hô hào đồng đội chiến đấu sau khi chỉ huy đơn vị thiệt mạng trong một cuộc chiến năm 1942.
Lực lượng vũ trang toàn nữ giới của Mỹ lần đầu tiên thử mặt nạ chống độc tại Fort Des Moines, Iowa vào tháng 6/1942.
Một lính Đức quốc xã 16 tuổi khóc nức nở khi bị binh sĩ Mỹ bắt giữ năm 1945.
Lính thủy đánh bộ Mỹ cứu sống một em bé từ dưới một tảng đá trong hang động ở Saipan vào mùa Hè năm 1944. Em bé là người duy nhất còn sống trong số hàng trăm người thiệt mạng. Đảo Saipan, thuộc quần đảo Mariana do Nhật Bản kiểm soát trước đó.
Máy bay Mỹ ném bom các mục tiêu của phát xít Đức ở Áo tháng 12/1944.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.