Nếu ai đã từng đọc qua Tam Quốc Diễn Nghĩa đều sẽ biết đến giống ngựa Xích Thố nổi tiếng. Loài ngựa này được biết là một con vật quý hiếm gắn liền với nhiều truyền thuyết, để lại dấu ấn khó phai.
Bằng việc sở hữu sức mạnh phi thường, Xích Thố trở thành một trong năm loài ngựa hiếm có ghi chép và miêu tả chi tiết. Khi nhắc đến loài tuấn mã quý hiếm này không ít người phải xuýt xoa khen ngợi.
Truyền thuyết về ngựa Xích Thố
Trong danh tác Tam Quốc Diễn Nghĩa, bên cạnh các vị anh hùng được kể lại sống động thì Xích Thố cũng được xem là loài ngựa đặc biệt sở hữu không ít truyền thuyết. Theo miêu tả, ngựa Xích Thố có thân dài một trượng, cao tám thước, mang màu đỏ rực và không hề có một sợi lông tạp nào. Loài ngựa này có thể trèo đèo lội suối dễ dàng, một ngày đi được cả ngàn dặm.
Trong số các truyền thuyết về Xích Thố được miêu tả, ngoài những chiến tích lẫy lừng cùng hai danh tướng Lữ Bố và Quan Vũ, loài chiến mã này còn nổi tiếng với câu chuyện trung thành với chủ được thể hiện rõ nét dưới ngòi bút của La Quán Trung. Vì muốn tôn vinh, nâng hình ảnh của vị tướng tài như Quan Vũ nên đã miêu tả Xích Thố sau khi chủ nhân bị sát hại dưới tay Đông Ngô đã tuyệt thực đến chết vì nhớ thương chủ cũ.
Lời nguyền về loài tuấn mã thiện chiến nhất nhì sử sách Trung Quốc
Ngoài việc sở hữu sức mạnh phi thường, thiện chiến, lập bao chiến tích ấn tượng nhưng loài ngựa quý hiếm này lại vướng phải một lời nguyền hắc ám. Có không ít chủ nhân của ngựa Xích Thố này đã phải nhận lấy kết cục bi thảm
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, ngựa Xích Thố từng có đến 4 vị chủ nhân lừng danh là Đổng Trác, Lữ Bố, Tào Tháo và Quan Vũ. Và trong số đó đến 3 người không có được kết cục yên bình. Đổng Trác, Lữ Bố và Quan Vũ đều bị sát hại, riêng Tào Tháo thì lại được xem là may mắn.
Nếu nhìn vào danh tác Tam Quốc Diễn Nghĩa, cả Đổng Trác, Lữ Bố và Quan Vũ – 2 trong số 3 nhân vật này tuy là anh hùng nhưng lại không có kết cục tốt đẹp, bị sát hại trước khi Xích Thố “đổi chủ”. Còn riêng Tào Tháo tuy là đại gian hùng nổi tiếng nhưng lại xem trọng người tài như võ tướng Quan Vũ, đã tặng chiến mã Xích Thố nên có cuối đời yên lành hơn.
Mặc dù việc lấy kết cục của bốn vị chủ nhân từng sở hữu loài chiến mã này để gán cho nó lời nguyền sát thủ đúng là có phần khập khiễng nhưng vì sự trùng hợp quá đặc biệt ở mỗi lần đổi chủ của Xích Thố đã khiến loài chiến mã này khó lòng thoát khỏi lời tương truyền bi ai.
Ngựa Xích Thố ngày nay
Hiện nay, loài ngựa Xích Thố từng vang danh sử sách này có tồn tại ngoài đời thực hay không và với hình dạng như thế nào vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Những người yêu truyện Tam Quốc thường cho rằng giống ngựa hồng với màu sắc lông nâu hồng là có miêu tả gần giống nhất với Xích Thố. Cũng có người cho rằng loài ngựa Akhal-teke đến từ Trung Á là có liên hệ họ hàng gần nhất với loài ngựa quý trong sử sách Trung Quốc về sự dẻo dai và tốc độ hơn hẳn.
Ngoài ra, còn có nguồn thông tin cho rằng ngựa Xích Thố chính là loài ngựa quen thuộc trên thảo nguyên Mông Cổ ngày nay. Chính sự dũng mãnh, thiện chiến đi cùng với lịch sử chiến đấu lừng lẫy trên lưng ngựa của người Mông Cổ đã khiến loài tuấn mã ghi chép trong Tam Quốc này được tin tưởng có xuất phát từ nơi đây. Ngày nay, những loài ngựa được cho là Xích Thố tại Mông Cổ được những người dân du mục dùng cho các công việc đưa thư, trông coi gia súc trên thảo nguyên.
Có thể nói, trong các loài ngựa quý hiếm, Xích Thố được xem là nổi tiếng và sở hữu nhiều truyền thuyết được ngưỡng mộ hơn cả. Loài ngựa này trong cuộc sống hiện đại vẫn chưa được xác thực tồn tại dưới hình dạng nào nhưng sức mạnh phi thường được miêu tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng khiến nhiều người không khỏi trầm trồ.