Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal cho thấy oxit nitơ là một dấu hiệu hóa học có khả năng cho thấy sự hiện diện của sinh vật ngoài hành tinh ở hành tinh có đặc điểm khá tương đồng với Trái đất.Các kính thiên văn của các nước trên thế giới có thể phát hiện oxit nitơ tại các hành tinh trong vũ trụ thông qua dữ liệu quang phổ.Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn nỗ lực tìm kiếm, xác định những dấu hiệu có thể giúp tìm ra sự sống ngoài hành tinh.Mặc dù không thể nhìn trực tiếp vào các hành tinh cách xa hàng chục, hàng trăm năm ánh sáng nhưng các chuyên gia có thể tìm kiếm dấu hiệu hóa học của những thứ liên quan đến sự sống trong bầu khí quyển thông qua hệ thống kính thiên văn phân bố ở nhiều địa điểm trên thế giới.Theo các chuyên gia, để một hành tinh tồn tại sự sống, điều kiện quan trọng là phải sở hữu bầu khí quyển toàn cầu với sự trao đổi khí mạnh mẽ giữa sự sống và khí quyển. Từ đó tạo ra những hợp chất đặc trưng sinh học.Tiến sĩ Eddie Schwieterman, nhà sinh vật học thiên văn công tác tại Đại học California ở Riverside, Viện Khoa học Vũ trụ Blue Marble và tham gia một số nhiệm vụ của NASA. Ông cùng các đồng nghiệp đã xác định xem các sinh vật sống trên một hành tinh tương tự như Trái Đất có thể tạo ra bao nhiêu oxit nitơ.Từ đây, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Schwieterman thiết lập các mô phỏng về sự sống trên các hành tinh là "bản sao" của Trái đất.Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia xác định những hệ sao như TRAPPIST-1 có 7 hành tinh giống Trái đất có khả năng cao để được xem xét dựa vào oxit nitơ.Mô hình này hiệu quả với khá nhiều loại hệ sao khác, miễn là chúng có các hành tinh giống Trái đất.Trước thông tin này, nhiều người bày tỏ hy vọng các chuyên gia sẽ sớm tìm ra sự sống ngoài hành tinh, giúp chứng minh con người không cô đơn trong vũ trụ rộng lớn này.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal cho thấy oxit nitơ là một dấu hiệu hóa học có khả năng cho thấy sự hiện diện của sinh vật ngoài hành tinh ở hành tinh có đặc điểm khá tương đồng với Trái đất.
Các kính thiên văn của các nước trên thế giới có thể phát hiện oxit nitơ tại các hành tinh trong vũ trụ thông qua dữ liệu quang phổ.
Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn nỗ lực tìm kiếm, xác định những dấu hiệu có thể giúp tìm ra sự sống ngoài hành tinh.
Mặc dù không thể nhìn trực tiếp vào các hành tinh cách xa hàng chục, hàng trăm năm ánh sáng nhưng các chuyên gia có thể tìm kiếm dấu hiệu hóa học của những thứ liên quan đến sự sống trong bầu khí quyển thông qua hệ thống kính thiên văn phân bố ở nhiều địa điểm trên thế giới.
Theo các chuyên gia, để một hành tinh tồn tại sự sống, điều kiện quan trọng là phải sở hữu bầu khí quyển toàn cầu với sự trao đổi khí mạnh mẽ giữa sự sống và khí quyển. Từ đó tạo ra những hợp chất đặc trưng sinh học.
Tiến sĩ Eddie Schwieterman, nhà sinh vật học thiên văn công tác tại Đại học California ở Riverside, Viện Khoa học Vũ trụ Blue Marble và tham gia một số nhiệm vụ của NASA. Ông cùng các đồng nghiệp đã xác định xem các sinh vật sống trên một hành tinh tương tự như Trái Đất có thể tạo ra bao nhiêu oxit nitơ.
Từ đây, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Schwieterman thiết lập các mô phỏng về sự sống trên các hành tinh là "bản sao" của Trái đất.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia xác định những hệ sao như TRAPPIST-1 có 7 hành tinh giống Trái đất có khả năng cao để được xem xét dựa vào oxit nitơ.
Mô hình này hiệu quả với khá nhiều loại hệ sao khác, miễn là chúng có các hành tinh giống Trái đất.
Trước thông tin này, nhiều người bày tỏ hy vọng các chuyên gia sẽ sớm tìm ra sự sống ngoài hành tinh, giúp chứng minh con người không cô đơn trong vũ trụ rộng lớn này.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.