Chu Nguyên Chương khi lên ngôi hoàng đế đã tìm cách giết hết các đại công thần của mình. Phần lớn các công thần đều bị giết nhưng vì sao Thang Hòa vẫn giữ được mạng sống? Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).Những công thần cùng thời như Từ Đạt, Lý Thiện Trường, Lưu Cơ, Hồ Duy Dung, Lam Ngọc, Diệp Thăng, Phùng Thắng, Tống Liêm, Phó Hữu Đức.. . đều bị giết duy chỉ có Thang Hòa thoát nạn. Đây có thể coi là một kỳ tích. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).Thang Hòa vốn nằm trong tầm ngắm và trong kế hoạch tận diệt công thần của Minh Thái Tổ, nhưng vì sự mưu trí, nhạy bén biết cách gò mình, biết rút lui đúng cách, không tham quyền cao chức trọng nên ông đã bảo toàn được tính mạng cho bản thân và gia tộc. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa và các đại công thần khác. (Ảnh nguồn internet).Ông ta là người có công lớn trong quá trình lập đại nghiệp với Chu Nguyên Chương. Ông theo Chu Nguyên Chương từ những ngày còn đi theo nhạc phụ Quách Tử Hưng. So với Minh thái tổ Chu Nguyên Chương tư cách của Thang Hòa còn cao hơn. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).Sau này, chính ông là người đã lần đầu kêu gọi các thủ lĩnh vào sinh ra tử thống nhất thừa nhận vị trí lãnh đạo cao nhất của Chu Nguyên Chương. Công lao này của Thang Hòa, Chu Nguyên Chương luôn công nhận và trân trọng. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).Ông lại là người không bao giờ tranh công cướp lộc với người khác, luôn dùng thái độ và quan điểm hết sức bình thản khi nhìn nhận mọi vấn đề bất công trong triều đình. Khi đại phong công thần, Chu Nguyên Chương cố ý giáng Thang Hòa xuống hàng nhất đẳng và chỉ phong hầu cho ông trong khi các công thần khác được phong tước vị. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).Nhưng không vì thế mà ông thể hiện thái độ bất mãn, bực tức cáu giận. Đối với hoàng thượng vẫn nhất mực thành khẩn, chân thành. Đối với triều đình vẫn nhất tâm sắp đặt. Đối với công lao không nửa lời đòi hỏi hay ca thán. Chính vì thế vài năm sau ông được phong làm tín quốc công. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).Thang Hòa là người luôn thức thời biết điều, luôn hiểu ý hoàng thượng và luôn biết cách bảo vệ mình. Khi bản thân biết Chu Nguyên Chương bắt đầu cảm thấy không yên tâm về các lão thần đang nắm quân đội trong tay, Thang Hòa đã chủ động rút lui. Ông chính là người đầu tiên trong các tướng lĩnh chủ động xin gỡ bỏ quân quyền và từ quan về quê. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương. (Ảnh nguồn internet).Sau khi về quê hương, ông vẫn tiếp tục làm một người bình thường chứ không sống với danh phận của một công thần. Ông luôn quản lý con cháu và gia nô chặt chẽ, luôn tuân thủ kỉ cương pháp nước, sống thân thiện chan hòa với hàng xóm, không bao giờ ỷ thế bắt nạt người. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương. (Ảnh nguồn internet).Ông thừa hiểu tai mắt của Chu Nguyên Chương luôn giám sát theo ông nên nhất cử nhất động của ông sẽ đều được báo cáo với Chu Nguyên Chương. Vì thế, ông chọn cách sống vui vầy nơi quê nhà. Cả ngày vui câu cá, uống rượu, đánh cờ, ngao du sơn thủ, vui vầy bên con cháu, không kết giao với quan lại địa phương, không bàn chuyện quốc gia đại sự để Chu Nguyên Chương hoàn toàn yên tâm không phải đề phòng ông. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).Chính vì biết cách bảo vệ mình, ông đã bảo toàn được mạng sống cho chính mình và cả gia tộc. Năm thứ 28 Hồng Vũ ông qua đời thọ 70 tuổi. Ông chính là một trong rất ít lão thần đời đầu triều Minh “lọt mẻ lưới” tận diệt công thần của Chu Nguyên Chương và an nhàn hưởng cuộc sống đến già. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa và Chu Nguyên Chương. (Ảnh nguồn internet).Sau khi chết, ông được truy phong là Đông Âu Vương, thụy là Tương Vũ, có thể nói là cả đời thanh danh rạng rỡ tổ tiên. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).
Chu Nguyên Chương khi lên ngôi hoàng đế đã tìm cách giết hết các đại công thần của mình. Phần lớn các công thần đều bị giết nhưng vì sao Thang Hòa vẫn giữ được mạng sống? Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).
Những công thần cùng thời như Từ Đạt, Lý Thiện Trường, Lưu Cơ, Hồ Duy Dung, Lam Ngọc, Diệp Thăng, Phùng Thắng, Tống Liêm, Phó Hữu Đức.. . đều bị giết duy chỉ có Thang Hòa thoát nạn. Đây có thể coi là một kỳ tích. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).
Thang Hòa vốn nằm trong tầm ngắm và trong kế hoạch tận diệt công thần của Minh Thái Tổ, nhưng vì sự mưu trí, nhạy bén biết cách gò mình, biết rút lui đúng cách, không tham quyền cao chức trọng nên ông đã bảo toàn được tính mạng cho bản thân và gia tộc. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa và các đại công thần khác. (Ảnh nguồn internet).
Ông ta là người có công lớn trong quá trình lập đại nghiệp với Chu Nguyên Chương. Ông theo Chu Nguyên Chương từ những ngày còn đi theo nhạc phụ Quách Tử Hưng. So với Minh thái tổ Chu Nguyên Chương tư cách của Thang Hòa còn cao hơn. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).
Sau này, chính ông là người đã lần đầu kêu gọi các thủ lĩnh vào sinh ra tử thống nhất thừa nhận vị trí lãnh đạo cao nhất của Chu Nguyên Chương. Công lao này của Thang Hòa, Chu Nguyên Chương luôn công nhận và trân trọng. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).
Ông lại là người không bao giờ tranh công cướp lộc với người khác, luôn dùng thái độ và quan điểm hết sức bình thản khi nhìn nhận mọi vấn đề bất công trong triều đình. Khi đại phong công thần, Chu Nguyên Chương cố ý giáng Thang Hòa xuống hàng nhất đẳng và chỉ phong hầu cho ông trong khi các công thần khác được phong tước vị. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).
Nhưng không vì thế mà ông thể hiện thái độ bất mãn, bực tức cáu giận. Đối với hoàng thượng vẫn nhất mực thành khẩn, chân thành. Đối với triều đình vẫn nhất tâm sắp đặt. Đối với công lao không nửa lời đòi hỏi hay ca thán. Chính vì thế vài năm sau ông được phong làm tín quốc công. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).
Thang Hòa là người luôn thức thời biết điều, luôn hiểu ý hoàng thượng và luôn biết cách bảo vệ mình. Khi bản thân biết Chu Nguyên Chương bắt đầu cảm thấy không yên tâm về các lão thần đang nắm quân đội trong tay, Thang Hòa đã chủ động rút lui. Ông chính là người đầu tiên trong các tướng lĩnh chủ động xin gỡ bỏ quân quyền và từ quan về quê. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương. (Ảnh nguồn internet).
Sau khi về quê hương, ông vẫn tiếp tục làm một người bình thường chứ không sống với danh phận của một công thần. Ông luôn quản lý con cháu và gia nô chặt chẽ, luôn tuân thủ kỉ cương pháp nước, sống thân thiện chan hòa với hàng xóm, không bao giờ ỷ thế bắt nạt người. Ảnh minh họa chân dung Chu Nguyên Chương. (Ảnh nguồn internet).
Ông thừa hiểu tai mắt của Chu Nguyên Chương luôn giám sát theo ông nên nhất cử nhất động của ông sẽ đều được báo cáo với Chu Nguyên Chương. Vì thế, ông chọn cách sống vui vầy nơi quê nhà. Cả ngày vui câu cá, uống rượu, đánh cờ, ngao du sơn thủ, vui vầy bên con cháu, không kết giao với quan lại địa phương, không bàn chuyện quốc gia đại sự để Chu Nguyên Chương hoàn toàn yên tâm không phải đề phòng ông. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).
Chính vì biết cách bảo vệ mình, ông đã bảo toàn được mạng sống cho chính mình và cả gia tộc. Năm thứ 28 Hồng Vũ ông qua đời thọ 70 tuổi. Ông chính là một trong rất ít lão thần đời đầu triều Minh “lọt mẻ lưới” tận diệt công thần của Chu Nguyên Chương và an nhàn hưởng cuộc sống đến già. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa và Chu Nguyên Chương. (Ảnh nguồn internet).
Sau khi chết, ông được truy phong là Đông Âu Vương, thụy là Tương Vũ, có thể nói là cả đời thanh danh rạng rỡ tổ tiên. Ảnh minh họa chân dung Thang Hòa. (Ảnh nguồn internet).