Bài bút ký của nhà thơ, Đại tá Nguyễn Hữu Quý đăng trên báo Quảng Bình năm 2013 đã ghi lại nhiều câu chuyện tâm linh kỳ lạ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, do ông Hồ Tất Ái - Trưởng ban quản lý Nghĩa trang - kể lại...Theo đó, vào đêm 14/11 Âm lịch năm 2002, theo lệ thường, ông Ái lên tượng đài chính thắp hương cho các liệt sĩ. Đi cùng có ông Nguyễn Hồng Bằng, chủ tịch công đoàn cơ quan. Lúc ấy trời âm u, dưới ánh trăng mờ, họ thấy một người ngồi xếp bằng ngay ngắn dưới đài Tổ quốc ghi công.Nghĩ rằng ai đó đi viếng liệt sĩ nhưng bị mệt nên chưa về được, ông Ái hỏi "Ai đó?" nhưng không có tiếng trả lời. Ông tiếp tục đến gần và hỏi nhưng đáp lại là sự im lặng. Khi đến sát tượng đài, ông Ái quát lớn "Ai?" thì người đó mới lên tiếng: "Tôi là liệt sĩ ở nơi khác đến thăm liệt sĩ ở đây".Ông Ái và ông Bằng thấy ớn lạnh. Nhưng ông Ái tiếp tục thắp hương, mắt không rời “người lạ". Trong ánh trăng mờ thấy người đó mặc áo Tô Châu của bộ đội Trường Sơn xưa. Nén hương trong tay chợt cháy rực. Chỗ liệt sĩ vừa ngồi cách nơi ông Ái đứng 1 mét giờ đây chỉ là một khoảng trống...Cũng theo lời ông Ái, tại khu mộ 3, nơi yên nghỉ của liệt sĩ các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, anh em quản trang khi đi thắp hương đến gần hay nghe tiếng chào, tiếng cười lao xao vọng lại. Nhưng khi tới nơi thì không hề có bóng người nào.Một lần, một cựu binh Trường Sơn là Tiến sĩ T.V.H. đang công tác tại Trường ĐH KHXHVNV - ĐH Quốc gia Hà Nội đến khu mộ này thắp hương cho đồng đội vào lúc 23h30. 1h sáng, ông H. quay về khu nhà ban quản lý và kể lại một câu chuyện kỳ lạ.Ông H. kểi: "Tôi đang thắp hương thì từ đâu đó nghe tiếng vọng 'Đồng hương ơi, hát cho chúng tôi nghe với nhé'. Dù rất bất ngờ và hơi sợ nhưng tôi cũng đứng lại giữa hàng trăm nấm mộ hát liền 6 bài cho các đồng đội của tôi nghe...".Một câu chuyện khác được ông Ái kể lại là có một đoàn tăng ni Phật tử từ Hà Nội vào viếng các liệt sĩ. Rất không may là hôm ấy trời mưa khá to nên lễ viếng tổ chức khá nhanh và đoàn lên xe ra về. Sau đó, các vị trở lại và dường như ai cũng có nét mặt đăm chiêu buồn bã.Hỏi ra mới biết trong buổi lễ viếng hôm qua vì trời mưa nên đoàn làm thủ tục vội vàng chưa chu đáo nên được các liệt sĩ báo mộng "nhắc nhở". Không yên tâm ra về, đoàn đã quyết định trở lại nghĩa trang Trường Sơn và tổ chức lễ viếng liệt sĩ đúng nghi thức và rất chu đáo.Câu chuyện cuối cùng được ghi lại trong bài bút ký xảy ra vào năm 2003. Khi đó gần tới Tết, cơ quan họp bàn tổ chức làm lễ tất niên thỉnh cáo Bác Hồ và các liệt sĩ vào ngày 26 tháng Chạp Âm lịch. Dịp này, khách đông nên ban quản lý Nghĩa trang không làm tất niên được đúng kế hoạch.21h15 phút tối hôm đó, đang ngồi trong văn phòng, ông Ái nghe ngoài cửa có tiếng lao xao "anh vào đi", "em vào trước đi"... Ông Ái nghe lành lạnh người. Rồi có cảm giác ai đó đang đứng trước mặt hỏi "Tại sao việc các anh đã hứa mà không làm? Cũng chẳng nghe các anh cáo lỗi gì cả".Ông Ái kể lại việc này và bàn với anh em sẽ làm lễ cúng tất niên vào ngày 27 tháng Chạp. Tiếc thay, ngày đó khách đến viếng cũng rất đông nên kế hoạch đành phải hoãn lại. Anh em quản trang chưa kịp thắp hương cáo lỗi liệt sĩ thì tối hôm đó sự việc lại lặp lại như hôm qua.Mọi người quyết định bằng bất cứ giá nào cũng phải tổ chức lễ tất niên vào hôm sau là 28 tháng Chạp. Làm lễ xong tất cả cảm thấy thanh thản nhẹ nhàng vì không còn bị các anh chị liệt sĩ hiển linh "nhắc nhở" nữa...Cuối bài bút ký, tác giả Nguyễn Hữu Quý nhận định: “Những sự việc như anh Hồ Tất Ái kể, dù kỳ lạ đến mấy rồi sẽ có lúc người ta lý giải được dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, theo tôi đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc...”.
Mời quý độc giả xem video: Hành trình tìm tên cho liệt sĩ vô danh. Nguồn: VTC1.
Bài bút ký của nhà thơ, Đại tá Nguyễn Hữu Quý đăng trên báo Quảng Bình năm 2013 đã ghi lại nhiều câu chuyện tâm linh kỳ lạ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, do ông Hồ Tất Ái - Trưởng ban quản lý Nghĩa trang - kể lại...
Theo đó, vào đêm 14/11 Âm lịch năm 2002, theo lệ thường, ông Ái lên tượng đài chính thắp hương cho các liệt sĩ. Đi cùng có ông Nguyễn Hồng Bằng, chủ tịch công đoàn cơ quan. Lúc ấy trời âm u, dưới ánh trăng mờ, họ thấy một người ngồi xếp bằng ngay ngắn dưới đài Tổ quốc ghi công.
Nghĩ rằng ai đó đi viếng liệt sĩ nhưng bị mệt nên chưa về được, ông Ái hỏi "Ai đó?" nhưng không có tiếng trả lời. Ông tiếp tục đến gần và hỏi nhưng đáp lại là sự im lặng. Khi đến sát tượng đài, ông Ái quát lớn "Ai?" thì người đó mới lên tiếng: "Tôi là liệt sĩ ở nơi khác đến thăm liệt sĩ ở đây".
Ông Ái và ông Bằng thấy ớn lạnh. Nhưng ông Ái tiếp tục thắp hương, mắt không rời “người lạ". Trong ánh trăng mờ thấy người đó mặc áo Tô Châu của bộ đội Trường Sơn xưa. Nén hương trong tay chợt cháy rực. Chỗ liệt sĩ vừa ngồi cách nơi ông Ái đứng 1 mét giờ đây chỉ là một khoảng trống...
Cũng theo lời ông Ái, tại khu mộ 3, nơi yên nghỉ của liệt sĩ các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, anh em quản trang khi đi thắp hương đến gần hay nghe tiếng chào, tiếng cười lao xao vọng lại. Nhưng khi tới nơi thì không hề có bóng người nào.
Một lần, một cựu binh Trường Sơn là Tiến sĩ T.V.H. đang công tác tại Trường ĐH KHXHVNV - ĐH Quốc gia Hà Nội đến khu mộ này thắp hương cho đồng đội vào lúc 23h30. 1h sáng, ông H. quay về khu nhà ban quản lý và kể lại một câu chuyện kỳ lạ.
Ông H. kểi: "Tôi đang thắp hương thì từ đâu đó nghe tiếng vọng 'Đồng hương ơi, hát cho chúng tôi nghe với nhé'. Dù rất bất ngờ và hơi sợ nhưng tôi cũng đứng lại giữa hàng trăm nấm mộ hát liền 6 bài cho các đồng đội của tôi nghe...".
Một câu chuyện khác được ông Ái kể lại là có một đoàn tăng ni Phật tử từ Hà Nội vào viếng các liệt sĩ. Rất không may là hôm ấy trời mưa khá to nên lễ viếng tổ chức khá nhanh và đoàn lên xe ra về. Sau đó, các vị trở lại và dường như ai cũng có nét mặt đăm chiêu buồn bã.
Hỏi ra mới biết trong buổi lễ viếng hôm qua vì trời mưa nên đoàn làm thủ tục vội vàng chưa chu đáo nên được các liệt sĩ báo mộng "nhắc nhở". Không yên tâm ra về, đoàn đã quyết định trở lại nghĩa trang Trường Sơn và tổ chức lễ viếng liệt sĩ đúng nghi thức và rất chu đáo.
Câu chuyện cuối cùng được ghi lại trong bài bút ký xảy ra vào năm 2003. Khi đó gần tới Tết, cơ quan họp bàn tổ chức làm lễ tất niên thỉnh cáo Bác Hồ và các liệt sĩ vào ngày 26 tháng Chạp Âm lịch. Dịp này, khách đông nên ban quản lý Nghĩa trang không làm tất niên được đúng kế hoạch.
21h15 phút tối hôm đó, đang ngồi trong văn phòng, ông Ái nghe ngoài cửa có tiếng lao xao "anh vào đi", "em vào trước đi"... Ông Ái nghe lành lạnh người. Rồi có cảm giác ai đó đang đứng trước mặt hỏi "Tại sao việc các anh đã hứa mà không làm? Cũng chẳng nghe các anh cáo lỗi gì cả".
Ông Ái kể lại việc này và bàn với anh em sẽ làm lễ cúng tất niên vào ngày 27 tháng Chạp. Tiếc thay, ngày đó khách đến viếng cũng rất đông nên kế hoạch đành phải hoãn lại. Anh em quản trang chưa kịp thắp hương cáo lỗi liệt sĩ thì tối hôm đó sự việc lại lặp lại như hôm qua.
Mọi người quyết định bằng bất cứ giá nào cũng phải tổ chức lễ tất niên vào hôm sau là 28 tháng Chạp. Làm lễ xong tất cả cảm thấy thanh thản nhẹ nhàng vì không còn bị các anh chị liệt sĩ hiển linh "nhắc nhở" nữa...
Cuối bài bút ký, tác giả Nguyễn Hữu Quý nhận định: “Những sự việc như anh Hồ Tất Ái kể, dù kỳ lạ đến mấy rồi sẽ có lúc người ta lý giải được dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, theo tôi đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc...”.
Mời quý độc giả xem video: Hành trình tìm tên cho liệt sĩ vô danh. Nguồn: VTC1.