1. Hình tượng rồng trên cột đá chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.2. Hình tượng rồng trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Bảo vật quốc gia này được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa.3. Hình tượng rồng trên ngai vàng của các vua nhà Nguyễn tại điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế. Hiện vật này là biểu tượng quyền lực của triều Nguyễn, được truyền qua 13 đời vua và vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.4. Núm hình rồng trên ấn Sắc Mệnh Chi Bảo. Ấn đúc bằng vàng ròng, mặt có 4 chữ triện "Sắc Mệnh Chi Bảo", được dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người dưới triều Nguyễn.5. Sập đá cổ ở đền thờ vua Đinh, Ninh Bình có từ thế kỷ 17, được đánh giá là sập đá cổ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam. Sập có hai tay vịn hình rồng, bề mặt của sập được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng, tượng trưng cho uy quyền của Đinh Tiên Hoàng Đế.6. Hình tượng rồng trên bệ tượng Tam Thế Phật chùa Linh Ứng, Bắc Ninh. Bộ tượng này được tạo tác vào thế kỷ 17, mang những giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc thể hiện qua các họa tiết trang trí tinh xảo.7. Hình tượng rồng trên quai chuông chùa Vân Bản. Chuông được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được ghi nhận vào thời điểm hiện tại.8. Hình tượng rồng trên quai chuông chùa Thiên Mụ. Có tuổi đời trên 300 năm, Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đánh giá là quả chuông cổ đẹp và tinh xảo bậc nhất Việt Nam.9. Hình tượng rồng đặc trưng thời Lý trên bệ tượng A Di Đà chùa Phật Tích. Đây được coi là một tượng Phật mẫu mực, một kiệt tác mỹ thuật thời Lý để lại cho muôn đời sau.10. Hình tượng rồng trên bia đá cổ Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Long Đọi Sơn (núi Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Bia đá cổ này được coi là một chứng tích về sự phát triển huy hoàng của Phật giáo thời Lý.11. Hình tượng rồng trên bia Vĩnh Lăng ở khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Bia Vĩnh Lăng có niên đại từ thời Lê sơ được đánh giá là bia đá cổ đẹp bậc nhất Việt Nam còn được lưu giữ đến nay.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
1. Hình tượng rồng trên cột đá chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.
2. Hình tượng rồng trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Bảo vật quốc gia này được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa.
3. Hình tượng rồng trên ngai vàng của các vua nhà Nguyễn tại điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế. Hiện vật này là biểu tượng quyền lực của triều Nguyễn, được truyền qua 13 đời vua và vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.
4. Núm hình rồng trên ấn Sắc Mệnh Chi Bảo. Ấn đúc bằng vàng ròng, mặt có 4 chữ triện "Sắc Mệnh Chi Bảo", được dùng để ban cấp cáo sắc cho văn võ cùng phong tặng thần và người dưới triều Nguyễn.
5. Sập đá cổ ở đền thờ vua Đinh, Ninh Bình có từ thế kỷ 17, được đánh giá là sập đá cổ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam. Sập có hai tay vịn hình rồng, bề mặt của sập được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng, tượng trưng cho uy quyền của Đinh Tiên Hoàng Đế.
6. Hình tượng rồng trên bệ tượng Tam Thế Phật chùa Linh Ứng, Bắc Ninh. Bộ tượng này được tạo tác vào thế kỷ 17, mang những giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc thể hiện qua các họa tiết trang trí tinh xảo.
7. Hình tượng rồng trên quai chuông chùa Vân Bản. Chuông được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được ghi nhận vào thời điểm hiện tại.
8. Hình tượng rồng trên quai chuông chùa Thiên Mụ. Có tuổi đời trên 300 năm, Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đánh giá là quả chuông cổ đẹp và tinh xảo bậc nhất Việt Nam.
9. Hình tượng rồng đặc trưng thời Lý trên bệ tượng A Di Đà chùa Phật Tích. Đây được coi là một tượng Phật mẫu mực, một kiệt tác mỹ thuật thời Lý để lại cho muôn đời sau.
10. Hình tượng rồng trên bia đá cổ Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Long Đọi Sơn (núi Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Bia đá cổ này được coi là một chứng tích về sự phát triển huy hoàng của Phật giáo thời Lý.
11. Hình tượng rồng trên bia Vĩnh Lăng ở khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Bia Vĩnh Lăng có niên đại từ thời Lê sơ được đánh giá là bia đá cổ đẹp bậc nhất Việt Nam còn được lưu giữ đến nay.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.