Tôn Quyền và Tào Tháo là người đứng đầu hai tập đoàn chính trị quyền lực thời Tam quốc. Hai bên có nhiều cuộc đối đầu nảy lửa nhằm thực hiện mục tiêu xưng bá thiên hạ.Một trong những cuộc chiến cam go giữa Tôn Quyền và Tào Tháo diễn ra vào năm 213. Trong trận chiến này, sự thông minh và tài mưu lược của Tôn Quyền khiến Tào Tháo kiêng nể, dè chừng.Cụ thể, Tào Tháo dẫn theo 40 vạn bộ binh và kỵ binh tấn công Nhu Tu Khẩu của Tôn Quyền. Với lực lượng hùng hậu, đội quân của Tào Tháo nhanh chóng công phá được doanh trại của kẻ địch ở bờ Tây Trường Giang. Không những vậy, binh sĩ Tào Ngụy còn bắt sống Công Tôn Dương - Đô đốc nổi tiếng làm việc cho Tôn Quyền.Trong bối cảnh đó, Tôn Quyền chỉ có khoảng 7 vạn quân (tức chỉ gần bằng 1/6 binh lực của Tào Tháo). Do vậy, Tôn Quyền chủ yếu phòng thủ.Do sở hữu binh lực lớn gấp gần 6 lần của nhà Đông Ngô nên Tào Tháo thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công. Tuy nhiên, đội quân của Tào Tháo không dễ dàng dành thắng lợi.Sau hơn 1 tháng giao tranh, Tôn Quyền và Tào Tháo ở trong tình thế giằng co, khó phân thắng bại. Vì muốn sớm đánh thắng trận, Tào Tháo nhiều lần cho tướng sĩ thúc ép Tôn Quyền tổ chức phản công để từ đó nắm lấy cơ hội đánh bại kẻ thù.Tuy nhiên, Tôn Quyền không mắc lừa mưu kế của Tào Tháo. Về sau, Tào Tháo nhận được một lá thư do Tôn Quyền gửi. Lá thư của Tôn Quyền chỉ có vỏn vẹn 16 chữ: "Xuân thủy phương sinh, công nghi tốc khứ" và "Túc hạ bất tử, cô bất đắc an".Hai câu này có nghĩa: "đến dịp khai xuân của mùa xuân, ông nên nhanh chóng rời đi" và "Nếu như ông không chết, ta sao có thể ngủ ngon được". Khi đọc 18 chữ này, Tào Tháo biết được Tôn Quyền là một người bản lĩnh, thông minh và lắm mưu kế. Tôn Quyền dự đoán được nước lũ sắp dâng do mưa. Điều này sẽ khiến quân Tào rơi vào thế bất lợi.Tiếp đến, Tôn Quyền thẳng thắn nói rằng nếu như kẻ thù chưa chết thì ông khó có thể ngủ ngon. Đây là một lời cảnh cáo đanh thép của Tôn Quyền dành cho Tào Tháo dù trong tay binh lực ít hơn đối thủ nhưng không hề yếu thế, nơm nớp lo sợ.Vì vậy, sau khi đọc xong thư của Tôn Quyền, Tào Tháo hiểu được thâm ý của đối thủ và nhanh chóng cho rút quân về nước. Qua trận chiến này, Tôn Quyền cho thấy ông là người trí tuệ hơn người khiến Tào Tháo phải kiêng dè.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tôn Quyền và Tào Tháo là người đứng đầu hai tập đoàn chính trị quyền lực thời Tam quốc. Hai bên có nhiều cuộc đối đầu nảy lửa nhằm thực hiện mục tiêu xưng bá thiên hạ.
Một trong những cuộc chiến cam go giữa Tôn Quyền và Tào Tháo diễn ra vào năm 213. Trong trận chiến này, sự thông minh và tài mưu lược của Tôn Quyền khiến Tào Tháo kiêng nể, dè chừng.
Cụ thể, Tào Tháo dẫn theo 40 vạn bộ binh và kỵ binh tấn công Nhu Tu Khẩu của Tôn Quyền. Với lực lượng hùng hậu, đội quân của Tào Tháo nhanh chóng công phá được doanh trại của kẻ địch ở bờ Tây Trường Giang. Không những vậy, binh sĩ Tào Ngụy còn bắt sống Công Tôn Dương - Đô đốc nổi tiếng làm việc cho Tôn Quyền.
Trong bối cảnh đó, Tôn Quyền chỉ có khoảng 7 vạn quân (tức chỉ gần bằng 1/6 binh lực của Tào Tháo). Do vậy, Tôn Quyền chủ yếu phòng thủ.
Do sở hữu binh lực lớn gấp gần 6 lần của nhà Đông Ngô nên Tào Tháo thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công. Tuy nhiên, đội quân của Tào Tháo không dễ dàng dành thắng lợi.
Sau hơn 1 tháng giao tranh, Tôn Quyền và Tào Tháo ở trong tình thế giằng co, khó phân thắng bại. Vì muốn sớm đánh thắng trận, Tào Tháo nhiều lần cho tướng sĩ thúc ép Tôn Quyền tổ chức phản công để từ đó nắm lấy cơ hội đánh bại kẻ thù.
Tuy nhiên, Tôn Quyền không mắc lừa mưu kế của Tào Tháo. Về sau, Tào Tháo nhận được một lá thư do Tôn Quyền gửi. Lá thư của Tôn Quyền chỉ có vỏn vẹn 16 chữ: "Xuân thủy phương sinh, công nghi tốc khứ" và "Túc hạ bất tử, cô bất đắc an".
Hai câu này có nghĩa: "đến dịp khai xuân của mùa xuân, ông nên nhanh chóng rời đi" và "Nếu như ông không chết, ta sao có thể ngủ ngon được". Khi đọc 18 chữ này, Tào Tháo biết được Tôn Quyền là một người bản lĩnh, thông minh và lắm mưu kế. Tôn Quyền dự đoán được nước lũ sắp dâng do mưa. Điều này sẽ khiến quân Tào rơi vào thế bất lợi.
Tiếp đến, Tôn Quyền thẳng thắn nói rằng nếu như kẻ thù chưa chết thì ông khó có thể ngủ ngon. Đây là một lời cảnh cáo đanh thép của Tôn Quyền dành cho Tào Tháo dù trong tay binh lực ít hơn đối thủ nhưng không hề yếu thế, nơm nớp lo sợ.
Vì vậy, sau khi đọc xong thư của Tôn Quyền, Tào Tháo hiểu được thâm ý của đối thủ và nhanh chóng cho rút quân về nước. Qua trận chiến này, Tôn Quyền cho thấy ông là người trí tuệ hơn người khiến Tào Tháo phải kiêng dè.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.