Lưu Bị và Tào Tháo là 2 nhân vật lớn của nhà Thục Hán và Tào Ngụy. Là những người đa mưu túc trí, hai người này rất giỏi chiêu mộ nhân tài khắp nơi về làm việc cho mình để thực hiện tham vọng bá chủ thiên hạ.Trong lịch sử thời Tam quốc, Lưu Bị và Tào Tháo từng đối đầu gay gắt, bày mưu tính kế nhằm có được một số mãnh tướng. Theo đó, Tào Tháo từng vượt mặt Lưu Bị khi "thu phục" được 3 danh tướng.Lưu Bị tiếc nuối vì không chiêu mộ được 3 vị tướng gồm: Văn Sính, Trương Liêu và Bàng Đức. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Văn Sính ban đầu muốn làm việc cho Lưu Bị. Trước đó, Văn Sính vốn là tướng tài của Lưu Biểu. Lúc này, Lưu Bị nương nhờ Lưu Biểu nên quen biết với mãnh tướng trên.Khi lâm bệnh nặng sắp qua đời, Lưu Biểu muốn đem Kinh Châu giao cho Lưu Bị. Thế nhưng, Lưu Bị từ chối vì không muốn làm người bất nghĩa. Sau khi Lưu Biểu chết, con trai ông là Lưu Tông kế vị. Tào Tháo liền đem quân đánh Kinh Châu. Trong tình huống nguy hiểm đó, tướng thủ thành Kinh Châu mở cổng thành đầu hàng kẻ địch. Do Lưu Bị không có động thái gì nên cuối cùng Văn Sính hàng phục Tào Tháo.Văn Sính là một mãnh tướng thiện chiến, lập được nhiều công lao cho nhà Tào Ngụy nên được cha con Tào Tháo trọng dụng. Một trong những chiến công hiển hách của Văn Sính là cùng với Nhạc Tiến dẫn quân đánh bại mãnh tướng Quan Vũ của Lưu Bị ở Tầm Khẩu.Tương tự Văn Sính, Lưu Bị cũng để lỡ tướng tài Trương Liêu vào tay Tào Tháo. Theo sử sách, Trương Liêu từng theo Lã Bố đến đầu quân dưới trướng Lưu Bị.Tuy nhiên, sau khi Lã Bố bị liên minh Lưu Bị - Tào Tháo đánh bại năm 198, Trương Liêu quay sang hàng Tào Ngụy. Kể từ khi đầu quân cho Tào Tháo, mãnh tướng này lập được nhiều công trạng. Nổi tiếng nhất là việc Trương Liêu dẫn quân đánh bại Tôn Quyền trong trận Hợp Phì năm 215.Cuối cùng, mãnh tướng Bàng Đức là một trong 3 vị tướng khiến Lưu Bị tiếc nuối vì để lỡ mất nhân tài này. Bàng Đức ban đầu làm việc dưới trướng Mã Siêu. Sau khi đại bại trước quân Tào Ngụy năm 214, Mã Siêu chạy về Hán Trung rồi đầu hàng Lưu Bị.Do lúc đó Bàng Đức bệnh ốm nên ở lại Hán Trung. Vậy nên, Lưu Bị không có cơ hội chiêu mộ mãnh tướng này. Vào năm 219, Quan Vũ bắt sống Bàng Đức trong trận Phàn Thành. Dù Quan Vũ hết lòng chiêu hàng nhưng Bàng Đức nhất quyết không đồng ý.Không những vậy, Bàng Đức còn nói rằng thiên hạ rồi cuối cùng cũng sẽ về tay Tào Tháo nên quyết định không về dưới trướng Lưu Bị. Theo đó, Quan Vũ sai người chém đầu Bàng Đức. Biết tin Bàng Đức tử trận, Tào Tháo phong cho hai con của vị tướng này làm Liệt hầu.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Lưu Bị và Tào Tháo là 2 nhân vật lớn của nhà Thục Hán và Tào Ngụy. Là những người đa mưu túc trí, hai người này rất giỏi chiêu mộ nhân tài khắp nơi về làm việc cho mình để thực hiện tham vọng bá chủ thiên hạ.
Trong lịch sử thời Tam quốc, Lưu Bị và Tào Tháo từng đối đầu gay gắt, bày mưu tính kế nhằm có được một số mãnh tướng. Theo đó, Tào Tháo từng vượt mặt Lưu Bị khi "thu phục" được 3 danh tướng.
Lưu Bị tiếc nuối vì không chiêu mộ được 3 vị tướng gồm: Văn Sính, Trương Liêu và Bàng Đức. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Văn Sính ban đầu muốn làm việc cho Lưu Bị. Trước đó, Văn Sính vốn là tướng tài của Lưu Biểu. Lúc này, Lưu Bị nương nhờ Lưu Biểu nên quen biết với mãnh tướng trên.
Khi lâm bệnh nặng sắp qua đời, Lưu Biểu muốn đem Kinh Châu giao cho Lưu Bị. Thế nhưng, Lưu Bị từ chối vì không muốn làm người bất nghĩa. Sau khi Lưu Biểu chết, con trai ông là Lưu Tông kế vị. Tào Tháo liền đem quân đánh Kinh Châu. Trong tình huống nguy hiểm đó, tướng thủ thành Kinh Châu mở cổng thành đầu hàng kẻ địch. Do Lưu Bị không có động thái gì nên cuối cùng Văn Sính hàng phục Tào Tháo.
Văn Sính là một mãnh tướng thiện chiến, lập được nhiều công lao cho nhà Tào Ngụy nên được cha con Tào Tháo trọng dụng. Một trong những chiến công hiển hách của Văn Sính là cùng với Nhạc Tiến dẫn quân đánh bại mãnh tướng Quan Vũ của Lưu Bị ở Tầm Khẩu.
Tương tự Văn Sính, Lưu Bị cũng để lỡ tướng tài Trương Liêu vào tay Tào Tháo. Theo sử sách, Trương Liêu từng theo Lã Bố đến đầu quân dưới trướng Lưu Bị.
Tuy nhiên, sau khi Lã Bố bị liên minh Lưu Bị - Tào Tháo đánh bại năm 198, Trương Liêu quay sang hàng Tào Ngụy. Kể từ khi đầu quân cho Tào Tháo, mãnh tướng này lập được nhiều công trạng. Nổi tiếng nhất là việc Trương Liêu dẫn quân đánh bại Tôn Quyền trong trận Hợp Phì năm 215.
Cuối cùng, mãnh tướng Bàng Đức là một trong 3 vị tướng khiến Lưu Bị tiếc nuối vì để lỡ mất nhân tài này. Bàng Đức ban đầu làm việc dưới trướng Mã Siêu. Sau khi đại bại trước quân Tào Ngụy năm 214, Mã Siêu chạy về Hán Trung rồi đầu hàng Lưu Bị.
Do lúc đó Bàng Đức bệnh ốm nên ở lại Hán Trung. Vậy nên, Lưu Bị không có cơ hội chiêu mộ mãnh tướng này. Vào năm 219, Quan Vũ bắt sống Bàng Đức trong trận Phàn Thành. Dù Quan Vũ hết lòng chiêu hàng nhưng Bàng Đức nhất quyết không đồng ý.
Không những vậy, Bàng Đức còn nói rằng thiên hạ rồi cuối cùng cũng sẽ về tay Tào Tháo nên quyết định không về dưới trướng Lưu Bị. Theo đó, Quan Vũ sai người chém đầu Bàng Đức. Biết tin Bàng Đức tử trận, Tào Tháo phong cho hai con của vị tướng này làm Liệt hầu.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.