Treo thẻ bài cho cây thông là một quy định độc đáo trong giai đoạn trị vì của các vị vua nhà Nguyễn. Ảnh: Thẻ bài của Hồng lô tự khanh Tôn Thất Tuấn, Lĩnh Thủ hộ phó sứ, năm Duy Tân thứ 3 (1909), hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.Câu chuyện bắt đầu từ năm 1806, khi vua Gia Long cho xây dựng đàn Nam Giao để tế trời đất tại phía Nam kinh thành Huế. Ảnh: Thẻ bài của Thị giảng học sĩ sung quản Hàn Lâm Viện Nguyễn Tư Giản, năm Tự Đức thứ 31 (1878).Theo quy định của triều đình, vua và các quan đều phải tự mình trồng thông quanh đàn để kỷ niệm và có nghĩa vụ chăm sóc cây. Ảnh: Thẻ bài của Phủ Doãn phủ Thừa Thiên Võ Trọng Bình, năm Tự Đức thứ 3 (1850).Mỗi cây thông đều có treo thẻ bài bằng đồng hoặc đá ghi tên người trồng, năm trồng cây. Ảnh: Thẻ bài của Hoàng tử thứ 9, năm Minh Mạng thứ 17 (1836).Theo thông lệ, thẻ bài của các quan và hoàng thân làm bằng đá, thẻ bài của vua bằng đồng. Ảnh: Thẻ bài bằng đồng của vua Thiệu Trị, khắc năm 1841.So với ngày nay, chức năng của những thẻ bài này có phần giống với bảng tên của cây lưu niệm do các vị lãnh đạo trồng tại nhiều địa điểm trên cả nước. Ảnh: Thẻ bài bằng đồng của vua Tự Đức, khắc năm 1948.Khác biệt về bản chất là thẻ bài cho cây thông dưới triều Nguyễn không chỉ là một bảng ghi nhớ mà còn gắn liền với trách nhiệm chăm sóc cây.Ngoài ra, thẻ bài của vua còn khắc những lời răn giàu ý nghĩa về việc trồng cây. Thẻ bài của vua Thiệu Trị (trong ảnh) khắc: "Phồn chi lục ấm kinh tiết diên linh. Thiên trường địa cửu bổn cố bang ninh" ("Rậm cành xanh lá, sức khỏe kéo dài. Trời đất lâu dài, đất nước thịnh hưng").Thẻ bài của vua Tự Đức khắc: "Chi diệp mậu thịnh thiên tầm vạn tầm. Bổn chi bách thể hữu ủy ngã tâm" ("Cành lá xanh tốt, ngãn năm vạn lần ôn lại. Gốc rễ bền vững trăm năm an ủi lòng ta").Mời quý độc giả xem clip: Phực dựng Tử Cấm Thành Huế bằng kỹ thuật 3D.
Treo thẻ bài cho cây thông là một quy định độc đáo trong giai đoạn trị vì của các vị vua nhà Nguyễn. Ảnh: Thẻ bài của Hồng lô tự khanh Tôn Thất Tuấn, Lĩnh Thủ hộ phó sứ, năm Duy Tân thứ 3 (1909), hiện vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1806, khi vua Gia Long cho xây dựng đàn Nam Giao để tế trời đất tại phía Nam kinh thành Huế. Ảnh: Thẻ bài của Thị giảng học sĩ sung quản Hàn Lâm Viện Nguyễn Tư Giản, năm Tự Đức thứ 31 (1878).
Theo quy định của triều đình, vua và các quan đều phải tự mình trồng thông quanh đàn để kỷ niệm và có nghĩa vụ chăm sóc cây. Ảnh: Thẻ bài của Phủ Doãn phủ Thừa Thiên Võ Trọng Bình, năm Tự Đức thứ 3 (1850).
Mỗi cây thông đều có treo thẻ bài bằng đồng hoặc đá ghi tên người trồng, năm trồng cây. Ảnh: Thẻ bài của Hoàng tử thứ 9, năm Minh Mạng thứ 17 (1836).
Theo thông lệ, thẻ bài của các quan và hoàng thân làm bằng đá, thẻ bài của vua bằng đồng. Ảnh: Thẻ bài bằng đồng của vua Thiệu Trị, khắc năm 1841.
So với ngày nay, chức năng của những thẻ bài này có phần giống với bảng tên của cây lưu niệm do các vị lãnh đạo trồng tại nhiều địa điểm trên cả nước. Ảnh: Thẻ bài bằng đồng của vua Tự Đức, khắc năm 1948.
Khác biệt về bản chất là thẻ bài cho cây thông dưới triều Nguyễn không chỉ là một bảng ghi nhớ mà còn gắn liền với trách nhiệm chăm sóc cây.
Ngoài ra, thẻ bài của vua còn khắc những lời răn giàu ý nghĩa về việc trồng cây. Thẻ bài của vua Thiệu Trị (trong ảnh) khắc: "Phồn chi lục ấm kinh tiết diên linh. Thiên trường địa cửu bổn cố bang ninh" ("Rậm cành xanh lá, sức khỏe kéo dài. Trời đất lâu dài, đất nước thịnh hưng").
Thẻ bài của vua Tự Đức khắc: "Chi diệp mậu thịnh thiên tầm vạn tầm. Bổn chi bách thể hữu ủy ngã tâm" ("Cành lá xanh tốt, ngãn năm vạn lần ôn lại. Gốc rễ bền vững trăm năm an ủi lòng ta").
Mời quý độc giả xem clip: Phực dựng Tử Cấm Thành Huế bằng kỹ thuật 3D.