Dưới thời hoàng đế Càn Long, Lưu Dung và Hòa Thân là 2 đại thần ở 2 thế đối lập nhau. Bởi lẽ, Hòa Thân được mệnh danh là “đại tham quan đệ nhất” triều Thanh. Là người thông minh, lắm mưu nhiều kế, giỏi lấy lòng nhà vua nên Hòa Thân lần lượt được giao nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình.Lợi dụng chức quyền và sự tin tưởng của vua Càn Long, Hòa Thân tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức, ăn chặn một phần đồ tiến cống.... Nhờ vậy, tham quan này sở hữu gia sản kếch xù. Sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh luận tội Hòa Thân và cho lục soát phủ của tham quan này thì thu được hơn 800 triệu lạng bạc.Trái ngược với tham quan Hòa Thân, Lưu Dung là vị quan thanh liêm, chính trực và sống giản dị. Đỗ tiến sĩ năm 32 tuổi, Lưu Dung làm quan lên đến chức Tể tướng. Ông luôn hết lòng vì nước vì dân nên được người đời yêu quý, kính trọng. Vua Càn Long công nhận và tán thưởng tài năng của Lưu Dung.Với triết lý sống và cách làm quan khác nhau, Lưu Dung và Hòa Thân trở thành kỳ phùng địch thủ trên quan trường suốt nhiều năm. Mặc dù Hòa Thân có địa vị trong triều cao hơn nhưng không ám hại, dồn Lưu Dung vào đường cùng như những người khác dám chống đối tham quan này. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Hòa Thân lại làm vậy.Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Dung nổi tiếng thanh liêm, lỗi lạc, không phạm bất cứ tội nào để Hòa Thân và vây cánh có thể lợi dụng để hạ bệ vị quan liêm khiết, được lòng dân chúng.Thêm nữa, Lưu Dung nhiều lần được vua Càn Long che chở nên chỉ bị phạt nhẹ khi cấp dưới phạm tội. Trong số này có việc dưới thời nhà Thanh, cấp dưới phạm tội chết thì cấp trên cũng phải chịu liên đới. Điển hình là khi Lưu Dung làm quan giám sát tại Ký Ninh, thuộc hạ của ông tham lam quốc khố.Nếu làm đúng theo luật thì Lưu Dung có thể bị cách chức và bị tra tấn bằng cực hình. Thế nhưng, hoàng đế Càn Long vì mến mộ tài năng, tính cách của Lưu Dung nên đã hạ chiếu gia ân, chỉ đày ông ra biên cương để chuộc tội. Đến năm thứ 2, nhà vua ban chỉ miễn tội, phục chức cho Lưu Dung.Lưu Dung nhiều lần được vua Càn Long che chở, ưu ái khiến Hòa Thân khó chịu nhưng không dám kháng chỉ hoàng đế.Ngoài ra, Lưu Dung không hề trực tiếp đả kích Hòa Thân bằng lời nói, hành động. Bề ngoài, Lưu Dung khéo léo dùng những lời hay để khen ngợi Hòa Thân một các dí dỏm cũng như hóa giải mâu thuẫn một cách tế nhị khiến tham quan này dù "tức điên" cũng phải kìm lại.Lưu Dung còn nắm được một số điểm yếu của Hòa Thân nhưng vẫn chừa cho tham quan này một đường lui vì biết những tội nhỏ đó không thể lật đổ y. Do chỉ hám lợi chứ không phải là một kẻ tàn độc, tàn sát người làm thú vui nên Hòa Thân không so đo, tìm cách trừ khử Lưu Dung.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Dưới thời hoàng đế Càn Long, Lưu Dung và Hòa Thân là 2 đại thần ở 2 thế đối lập nhau. Bởi lẽ, Hòa Thân được mệnh danh là “đại tham quan đệ nhất” triều Thanh. Là người thông minh, lắm mưu nhiều kế, giỏi lấy lòng nhà vua nên Hòa Thân lần lượt được giao nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình.
Lợi dụng chức quyền và sự tin tưởng của vua Càn Long, Hòa Thân tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức, ăn chặn một phần đồ tiến cống.... Nhờ vậy, tham quan này sở hữu gia sản kếch xù. Sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh luận tội Hòa Thân và cho lục soát phủ của tham quan này thì thu được hơn 800 triệu lạng bạc.
Trái ngược với tham quan Hòa Thân, Lưu Dung là vị quan thanh liêm, chính trực và sống giản dị. Đỗ tiến sĩ năm 32 tuổi, Lưu Dung làm quan lên đến chức Tể tướng. Ông luôn hết lòng vì nước vì dân nên được người đời yêu quý, kính trọng. Vua Càn Long công nhận và tán thưởng tài năng của Lưu Dung.
Với triết lý sống và cách làm quan khác nhau, Lưu Dung và Hòa Thân trở thành kỳ phùng địch thủ trên quan trường suốt nhiều năm. Mặc dù Hòa Thân có địa vị trong triều cao hơn nhưng không ám hại, dồn Lưu Dung vào đường cùng như những người khác dám chống đối tham quan này. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Hòa Thân lại làm vậy.
Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Dung nổi tiếng thanh liêm, lỗi lạc, không phạm bất cứ tội nào để Hòa Thân và vây cánh có thể lợi dụng để hạ bệ vị quan liêm khiết, được lòng dân chúng.
Thêm nữa, Lưu Dung nhiều lần được vua Càn Long che chở nên chỉ bị phạt nhẹ khi cấp dưới phạm tội. Trong số này có việc dưới thời nhà Thanh, cấp dưới phạm tội chết thì cấp trên cũng phải chịu liên đới. Điển hình là khi Lưu Dung làm quan giám sát tại Ký Ninh, thuộc hạ của ông tham lam quốc khố.
Nếu làm đúng theo luật thì Lưu Dung có thể bị cách chức và bị tra tấn bằng cực hình. Thế nhưng, hoàng đế Càn Long vì mến mộ tài năng, tính cách của Lưu Dung nên đã hạ chiếu gia ân, chỉ đày ông ra biên cương để chuộc tội. Đến năm thứ 2, nhà vua ban chỉ miễn tội, phục chức cho Lưu Dung.
Lưu Dung nhiều lần được vua Càn Long che chở, ưu ái khiến Hòa Thân khó chịu nhưng không dám kháng chỉ hoàng đế.
Ngoài ra, Lưu Dung không hề trực tiếp đả kích Hòa Thân bằng lời nói, hành động. Bề ngoài, Lưu Dung khéo léo dùng những lời hay để khen ngợi Hòa Thân một các dí dỏm cũng như hóa giải mâu thuẫn một cách tế nhị khiến tham quan này dù "tức điên" cũng phải kìm lại.
Lưu Dung còn nắm được một số điểm yếu của Hòa Thân nhưng vẫn chừa cho tham quan này một đường lui vì biết những tội nhỏ đó không thể lật đổ y. Do chỉ hám lợi chứ không phải là một kẻ tàn độc, tàn sát người làm thú vui nên Hòa Thân không so đo, tìm cách trừ khử Lưu Dung.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.