Đại tham quan Hòa Thân (1750 - 1799) tự Trí Giai, hiệu Gia Nhạc Đường, Thập Hốt Viên, Lục Dã Đình Chủ Nhân, sống dưới thời hoàng đế Càn Long. Người đời nhớ đến ông là viên quan lợi dụng chức quyền, kết bè kéo phái để tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... nhằm tích trữ số của cải khổng lồ.Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu chỉ đơn giản làm một tham quan mà không có tài năng gì nổi trội thì tham quan Hòa Thân khó có thể trở thành đại thần của nhà Thanh, thậm chí được hoàng đế Càn Long che chở, bao dung và tin tưởng.Quả thật, khi tìm hiểu về cuộc đời Hòa Thân, các nhà nghiên cứu đã tìm được những ghi chép, bằng chứng cho thấy Hòa Thân là người thông minh, học giỏi và có thực tài.Cụ thể, Hòa Thân xuất thân là một công tử Mãn Châu. Từ khi 10 tuổi, ông được đưa vào cung học tập. Khi theo học tại Hàm An cung, Hòa Thân bộc lộ sự thông minh nổi trội hơn bạn bè đồng trang lứa.Với trí thông minh, ham học hỏi và chịu khó, Hòa Thân tinh thông Tứ thư, Ngũ kinh và thành thạo 4 thứ tiếng gồm: Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng. Hai thầy giáo của ông là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất yêu quý người học trò này.Khác với nhiều người tiến thân nhờ gia thế, Hòa Thân tự nỗ lực vươn lên trong chốn quan trường. Thậm chí, ông còn bỏ ra nhiều công sức để bắt chước kiểu chữ của Càn Long. Đây là một trong những cách ông lấy lòng hoàng đế Càn Long và có được thiện cảm từ nhà vua.Theo đó, từ một thị vệ bình thường, Hòa Thân từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực khi được giao những chức vụ quan trọng như Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc...Khi quyền lực trong tay ngày càng lớn, Hòa Thân bộc lộ lòng tham khi liên tục vơ vét của cải, nhận hối lộ, tham nhũng, lấy một phần đồ tiến cống...Dù là đại tham quan nhưng Hòa Thân tuyệt đối không tham ô những khoản tiền của triều đình dùng để cứu trợ thiên tai và tiền dùng cho khoa cử. Hòa Thân biết nếu đụng đến những khoản tiền này thì sẽ dễ dàng mất mạng vì nhà vua rất coi trọng 2 vấn đề này.Do vậy, Hòa Thân vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ khi được giao 2 công việc trên. Nhờ làm tốt việc quan trọng của triều đình nên hoàng đế Càn Long "mắt nhắm mắt mở" bỏ qua cho việc Hòa Thân tham ô những khoản tiền không nghiêm trọng.Mời độc giả xem video: Lai Châu: 2 cán bộ phòng GD&ĐT tham ô hơn 26 tỷ đồng. Nguồn: THĐT1.
Đại tham quan Hòa Thân (1750 - 1799) tự Trí Giai, hiệu Gia Nhạc Đường, Thập Hốt Viên, Lục Dã Đình Chủ Nhân, sống dưới thời hoàng đế Càn Long. Người đời nhớ đến ông là viên quan lợi dụng chức quyền, kết bè kéo phái để tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... nhằm tích trữ số của cải khổng lồ.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nếu chỉ đơn giản làm một tham quan mà không có tài năng gì nổi trội thì tham quan Hòa Thân khó có thể trở thành đại thần của nhà Thanh, thậm chí được hoàng đế Càn Long che chở, bao dung và tin tưởng.
Quả thật, khi tìm hiểu về cuộc đời Hòa Thân, các nhà nghiên cứu đã tìm được những ghi chép, bằng chứng cho thấy Hòa Thân là người thông minh, học giỏi và có thực tài.
Cụ thể, Hòa Thân xuất thân là một công tử Mãn Châu. Từ khi 10 tuổi, ông được đưa vào cung học tập. Khi theo học tại Hàm An cung, Hòa Thân bộc lộ sự thông minh nổi trội hơn bạn bè đồng trang lứa.
Với trí thông minh, ham học hỏi và chịu khó, Hòa Thân tinh thông Tứ thư, Ngũ kinh và thành thạo 4 thứ tiếng gồm: Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng. Hai thầy giáo của ông là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất yêu quý người học trò này.
Khác với nhiều người tiến thân nhờ gia thế, Hòa Thân tự nỗ lực vươn lên trong chốn quan trường. Thậm chí, ông còn bỏ ra nhiều công sức để bắt chước kiểu chữ của Càn Long. Đây là một trong những cách ông lấy lòng hoàng đế Càn Long và có được thiện cảm từ nhà vua.
Theo đó, từ một thị vệ bình thường, Hòa Thân từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực khi được giao những chức vụ quan trọng như Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc...
Khi quyền lực trong tay ngày càng lớn, Hòa Thân bộc lộ lòng tham khi liên tục vơ vét của cải, nhận hối lộ, tham nhũng, lấy một phần đồ tiến cống...
Dù là đại tham quan nhưng Hòa Thân tuyệt đối không tham ô những khoản tiền của triều đình dùng để cứu trợ thiên tai và tiền dùng cho khoa cử. Hòa Thân biết nếu đụng đến những khoản tiền này thì sẽ dễ dàng mất mạng vì nhà vua rất coi trọng 2 vấn đề này.
Do vậy, Hòa Thân vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ khi được giao 2 công việc trên. Nhờ làm tốt việc quan trọng của triều đình nên hoàng đế Càn Long "mắt nhắm mắt mở" bỏ qua cho việc Hòa Thân tham ô những khoản tiền không nghiêm trọng.
Mời độc giả xem video: Lai Châu: 2 cán bộ phòng GD&ĐT tham ô hơn 26 tỷ đồng. Nguồn: THĐT1.