Tham quan Hòa Thân là vị quan dưới thời vua Càn Long. Là người thông minh, có tài và giỏi lấy lòng nhà vua nên Hòa Thân có đường quan lộ rộng mở. Dù hoàng đế Càn Long biết viên quan này tham ô, nhận hối lộ và phạm nhiều tội khác nhưng đều "mắt nhắm mắt mở" bỏ qua. Thế nhưng, sau khi vua Càn Long băng hà, con trai ônng là hoàng đế Gia Khánh kế vị đã xử tội tham quan này.Cụ thể, không lâu sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh nhanh chóng bắt tay vào việc "xử lý" đại tham quan Hòa Thân bằng các việc: bãi miễn chức vụ, hạ lệnh giam lỏng, không cho liên lạc với bên ngoài…Sau khi thẩm vấn và kê biên tịch thu tài sản được hơn 900 triệu lượng bạc (tương đương với nguồn thu của quốc khố nhà Thanh trong vòng 15 năm), vua Gia Khánh đã công bố 20 tội lớn của Hòa Thân. Trong đó, những tội lớn nhất là: "mưu phản, tiết lộ cơ mật", "coi thường vương pháp", "cậy quyền cậy thế".Với hàng loạt những tội danh lớn trên, vua Gia Khánh ra lệnh lăng trì Hòa Thân. Tuy nhiên, về sau, ông hoàng này ban ân cho tham quan họ Hòa được chết toàn thây bằng cách hạ lệnh cho ông tự sát tại phủ vào ngày 22/2/1799.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vua Gia Khánh nhanh chóng xử tội Hòa Thân ngay sau khi vua cha băng hà là vì một số lý do. Trong số này, một nguyên nhân được cho là vì Hòa Thân đã can dự vào chuyện chọn người kế vị của vua Càn Long.Những năm cuối đời, vua Càn Long có ý định nhường ngôi để lui về làm Thái thượng hoàng. Theo đó, ông hoàng này suy nghĩ xem chọn hoàng tử nào là người kế nhiệm.Nhiều người đều biết Hòa Thân và Thập Ngũ A Ca Ngung Diễm (tức vua Gia Khánh sau này) không có quan hệ tốt đẹp. Tham quan này thường xuyên nói xấu, bôi nhọ, thậm chí vu khống hoàng tử Ngung Diễm kết bè phái có ý đồ mưu phản trước mặt vua Càn Long. Theo đó, hoàng tử Ngung Diễm nhiều lần rơi vào tình thế nguy hiểm, thậm chí suýt bị vua cha phế bỏ. May mắn là hoàng tử Ngung Diễm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để trở thành người kế vị của vua cha.Thế nhưng, ngay cả khi hoàng tử Ngung Diễm được vua Càn Long chọn làm người kế vị và đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Hòa Thân ỷ vào việc có người "chống lưng" nên thường xuyên lên triều can dự triều chính, phản đối nhiều quyết định của tân vương.Vậy nên, hoàng đế Gia Khánh bị Hòa Thân chèn ép nên không thể thực hiện nhiều chính sách do mình đề ra. Do đó, ngay sau khi Càn Long băng hà, vua Gia Khánh nhanh chóng xử tội hòa thân vì tham quan này đã có những hành động lộng quyền, khinh thường nhà vua suốt thời gian dài.Việc xử tội Hòa Thân giúp hoàng đế Gia Khánh lấy lại toàn bộ quyền lực và uy quyền của một bậc quân vương. Từ đó, không có viên quan nào dám có hành động ngông cuồng, chèn ép nhà vua.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tham quan Hòa Thân là vị quan dưới thời vua Càn Long. Là người thông minh, có tài và giỏi lấy lòng nhà vua nên Hòa Thân có đường quan lộ rộng mở. Dù hoàng đế Càn Long biết viên quan này tham ô, nhận hối lộ và phạm nhiều tội khác nhưng đều "mắt nhắm mắt mở" bỏ qua. Thế nhưng, sau khi vua Càn Long băng hà, con trai ônng là hoàng đế Gia Khánh kế vị đã xử tội tham quan này.
Cụ thể, không lâu sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh nhanh chóng bắt tay vào việc "xử lý" đại tham quan Hòa Thân bằng các việc: bãi miễn chức vụ, hạ lệnh giam lỏng, không cho liên lạc với bên ngoài…
Sau khi thẩm vấn và kê biên tịch thu tài sản được hơn 900 triệu lượng bạc (tương đương với nguồn thu của quốc khố nhà Thanh trong vòng 15 năm), vua Gia Khánh đã công bố 20 tội lớn của Hòa Thân. Trong đó, những tội lớn nhất là: "mưu phản, tiết lộ cơ mật", "coi thường vương pháp", "cậy quyền cậy thế".
Với hàng loạt những tội danh lớn trên, vua Gia Khánh ra lệnh lăng trì Hòa Thân. Tuy nhiên, về sau, ông hoàng này ban ân cho tham quan họ Hòa được chết toàn thây bằng cách hạ lệnh cho ông tự sát tại phủ vào ngày 22/2/1799.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vua Gia Khánh nhanh chóng xử tội Hòa Thân ngay sau khi vua cha băng hà là vì một số lý do. Trong số này, một nguyên nhân được cho là vì Hòa Thân đã can dự vào chuyện chọn người kế vị của vua Càn Long.
Những năm cuối đời, vua Càn Long có ý định nhường ngôi để lui về làm Thái thượng hoàng. Theo đó, ông hoàng này suy nghĩ xem chọn hoàng tử nào là người kế nhiệm.
Nhiều người đều biết Hòa Thân và Thập Ngũ A Ca Ngung Diễm (tức vua Gia Khánh sau này) không có quan hệ tốt đẹp. Tham quan này thường xuyên nói xấu, bôi nhọ, thậm chí vu khống hoàng tử Ngung Diễm kết bè phái có ý đồ mưu phản trước mặt vua Càn Long. Theo đó, hoàng tử Ngung Diễm nhiều lần rơi vào tình thế nguy hiểm, thậm chí suýt bị vua cha phế bỏ. May mắn là hoàng tử Ngung Diễm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để trở thành người kế vị của vua cha.
Thế nhưng, ngay cả khi hoàng tử Ngung Diễm được vua Càn Long chọn làm người kế vị và đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Hòa Thân ỷ vào việc có người "chống lưng" nên thường xuyên lên triều can dự triều chính, phản đối nhiều quyết định của tân vương.
Vậy nên, hoàng đế Gia Khánh bị Hòa Thân chèn ép nên không thể thực hiện nhiều chính sách do mình đề ra. Do đó, ngay sau khi Càn Long băng hà, vua Gia Khánh nhanh chóng xử tội hòa thân vì tham quan này đã có những hành động lộng quyền, khinh thường nhà vua suốt thời gian dài.
Việc xử tội Hòa Thân giúp hoàng đế Gia Khánh lấy lại toàn bộ quyền lực và uy quyền của một bậc quân vương. Từ đó, không có viên quan nào dám có hành động ngông cuồng, chèn ép nhà vua.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.