Nối đến Gành Đá Đĩa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên. Ít ai biết rằng nhiều nơi ở Tây Nguyên cũng có dạng địa chất tương tự Gành Đá Đĩa, mà quần thể thắng cảnh thác Dray Sáp - Dray Nur ở ranh giới Đắk Nông - Đắk Lắk là một trong số đó.Quanh thác Dray Sáp - Dray Nur, không khó để bắt gặp những khối đá, vách đá có bề mặt xù xì, lởm chởm như tổ ong.Nhìn cận cảnh, có thể nhận ra chúng được cầu tạo từ những cột đá có tiết diện hình lục lăng, xếp vào nhau tầng tầng, lớp lớp.Trên phương diện khoa học, chúng có thể đã được hình thành bởi quá trình hoạt động kiến tạo địa chất tương tự như Gành Đá Đĩa.Theo đó, khu vực này từng có núi lửa hoạt động cách đây hàng triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa trôi ra biển, gặp nước biển lạnh đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực.Từ đây, những khối nham thạch rạn nứt theo mạch dọc, xiên, ngang kiến tạo nên dạng địa hình độc đáo... Theo các nhà khoa học, trong quá khứ, khu vực Đắk Nông, Đắk Lắk từng là biển.Trải qua các quá trình hoạt động của lớp vỏ trái đất, các mảng lục địa tách rời và kết nối khiến cho khu vực Tây nguyên từng là thềm lục địa được đẩy lên trở thành cao nguyên như ngày nay.Một số hình ảnh khác về "Gành Đá Đĩa" ở thắng cảnh thác Dray Sáp - Dray Nur.Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.
Nối đến Gành Đá Đĩa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên. Ít ai biết rằng nhiều nơi ở Tây Nguyên cũng có dạng địa chất tương tự Gành Đá Đĩa, mà quần thể thắng cảnh thác Dray Sáp - Dray Nur ở ranh giới Đắk Nông - Đắk Lắk là một trong số đó.
Quanh thác Dray Sáp - Dray Nur, không khó để bắt gặp những khối đá, vách đá có bề mặt xù xì, lởm chởm như tổ ong.
Nhìn cận cảnh, có thể nhận ra chúng được cầu tạo từ những cột đá có tiết diện hình lục lăng, xếp vào nhau tầng tầng, lớp lớp.
Trên phương diện khoa học, chúng có thể đã được hình thành bởi quá trình hoạt động kiến tạo địa chất tương tự như Gành Đá Đĩa.
Theo đó, khu vực này từng có núi lửa hoạt động cách đây hàng triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa trôi ra biển, gặp nước biển lạnh đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực.
Từ đây, những khối nham thạch rạn nứt theo mạch dọc, xiên, ngang kiến tạo nên dạng địa hình độc đáo... Theo các nhà khoa học, trong quá khứ, khu vực Đắk Nông, Đắk Lắk từng là biển.
Trải qua các quá trình hoạt động của lớp vỏ trái đất, các mảng lục địa tách rời và kết nối khiến cho khu vực Tây nguyên từng là thềm lục địa được đẩy lên trở thành cao nguyên như ngày nay.
Một số hình ảnh khác về "Gành Đá Đĩa" ở thắng cảnh thác Dray Sáp - Dray Nur.
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.