Được xem là " Kỳ quan thứ 8" của thế giới, cầu Brooklyn bắc qua sông East, nối Manhattan và Brooklyn của Mỹ.Cầu Brooklyn trở thành cây cầu treo dài nhất thế giới sau khi hoàn thành với chiều dài phần thân lên tới 486m.John A. Roebling là kỹ sư trưởng trong dự án thiết kế và xây dựng "Kỳ quan thứ 8" của Mỹ. Ông và gia đình trải qua nhiều bi kịch khi xây dựng cây cầu này.Cụ thể, trong một lần đi đo đạc cho việc xây dựng cây cầu, Roebling bị một chiếc phà nghiền nát chân. Sự cố này khiến ông Roebling buộc ông phải cắt bỏ ngón chân.Không lâu sau vụ tai nạn nghiêm trọng trên, tháng 7/1869, kỹ sư trưởng Roebling qua đời vì bệnh uốn ván.Con trai của kỹ sư trưởng Roebling là Washington A. Roebling kế tục sự nghiệp của cha. Theo đó, Washington trở thành kỹ sư trưởng đảm nhận xây dựng cầu Brooklyn.Thế nhưng, trong quá trình đào móng, ông Washington và nhiều công nhân đã phải lặn sâu xuống nước để kiểm tra và gặp sự cố kinh hoàng.Do áp lực nước quá lớn nên khiến ông Washington bị tổn thương não nghiêm trọng. Hậu quả là kể từ năm 1872, ông không thể nói chuyện hay đi lại được nữa.Không riêng 2 cha con kỹ sư Roebling, trong 14 năm xây dựng cầu Brooklyn, hàng chục công nhân bỏ mạng.Theo David McCullough, 21 công nhân, chủ yếu là người nhập cư, bỏ mạng khi thi công công trình này. Một tài liệu khác cho rằng số người thiệt mạng khi xây cầu Brooklyn là khoảng 21 - 40 người.Video: Lạnh gáy với những cây cầu treo (nguồn: VTC1)
Được xem là " Kỳ quan thứ 8" của thế giới, cầu Brooklyn bắc qua sông East, nối Manhattan và Brooklyn của Mỹ.
Cầu Brooklyn trở thành cây cầu treo dài nhất thế giới sau khi hoàn thành với chiều dài phần thân lên tới 486m.
John A. Roebling là kỹ sư trưởng trong dự án thiết kế và xây dựng "Kỳ quan thứ 8" của Mỹ. Ông và gia đình trải qua nhiều bi kịch khi xây dựng cây cầu này.
Cụ thể, trong một lần đi đo đạc cho việc xây dựng cây cầu, Roebling bị một chiếc phà nghiền nát chân. Sự cố này khiến ông Roebling buộc ông phải cắt bỏ ngón chân.
Không lâu sau vụ tai nạn nghiêm trọng trên, tháng 7/1869, kỹ sư trưởng Roebling qua đời vì bệnh uốn ván.
Con trai của kỹ sư trưởng Roebling là Washington A. Roebling kế tục sự nghiệp của cha. Theo đó, Washington trở thành kỹ sư trưởng đảm nhận xây dựng cầu Brooklyn.
Thế nhưng, trong quá trình đào móng, ông Washington và nhiều công nhân đã phải lặn sâu xuống nước để kiểm tra và gặp sự cố kinh hoàng.
Do áp lực nước quá lớn nên khiến ông Washington bị tổn thương não nghiêm trọng. Hậu quả là kể từ năm 1872, ông không thể nói chuyện hay đi lại được nữa.
Không riêng 2 cha con kỹ sư Roebling, trong 14 năm xây dựng cầu Brooklyn, hàng chục công nhân bỏ mạng.
Theo David McCullough, 21 công nhân, chủ yếu là người nhập cư, bỏ mạng khi thi công công trình này. Một tài liệu khác cho rằng số người thiệt mạng khi xây cầu Brooklyn là khoảng 21 - 40 người.
Video: Lạnh gáy với những cây cầu treo (nguồn: VTC1)