Cuốn hồi ký gây chấn động thế giới
Câu chuyện đặc biệt của ông Golley đã được nhiều người vùng Seberia của Nga biết tới khi vào năm 1998, người đàn ông này ra tù sau 103 năm thụ án. Tuy nhiên, cái tên Golley mãi chỉ gói gọn trong một phạm vi hẹp nếu như vào tháng 9 vừa qua cuốn sách tự thuật của người đàn ông này không được xuất bản tại Nga. “Đó là một câu chuyện kỳ khôi, một phép lạ mà tôi lần đầu tiên được nghe thấy trong đời” - Giám đốc của nhà xuất bản - nơi phát hành cuốn sách của ông Golley nhận xét.
Ông Golley ngày ra tù.
Theo như những gì cuốn sách viết, vào năm 1895 của thế kỷ 19, cậu trai trẻ Golley 17 tuổi sống cùng gia đình tại vùng Seberia của nước Nga. “Gia đình tôi sống khá bình an với công việc chính là chăn nuôi gia súc trên các thảo nguyên rộng lớn. Ngay từ nhỏ tôi đã giúp đỡ bố mẹ chăn bò, cừu. Cuộc sống sẽ tiếp tục diễn ra êm đẹp như vậy nếu như không có cái ngày khủng khiếp đó”- ông Golley kể lại.
Ngày mà ông Golley gọi với hai từ “khủng khiếp” đã xảy ra vào tháng 8 năm 1895. Do con bò của gia đình đi lạc vào trang trại nhà hàng xóm nên chàng thanh niên 17 tuổi Golley đã bị người này mắng té tát. Không những thế, do có mâu thuẫn từ trước nên người hàng xóm đã không trả lại con bò cho gia đình Golley. Tức giận vì hành vi ngang ngược, chàng trai Golley khi đó trong lúc nóng giận đã nổ súng giết chết người hàng xóm.
Sau khi vụ án xảy ra, vốn là một gia đình giàu có bậc nhất trong vùng, gia đình người hàng xóm đã tìm mọi cách để Golley phải trả giá. “Bà vợ nhà hàng xóm đã nói rằng tôi phải trả giá cho tội ác của mình. Để tôi chết thì không đáng nên bà ta đã câu kết với các nhà chức trách địa phương để bắt tôi phải chết trong tù”- Golley kể lại trong cuốn sách.
Theo như đúng mong muốn của bà vợ nhà hàng xóm, sau khi bị bắt, chàng thanh niên Golley đã bị các nhà chức trách tuyên án… 100 năm tù giam. “Người ta tuyên án thế là mong muốn tôi chết dần chết mòn trong tù. Có ai sống được đến 100 tuổi để ngồi tù như tôi đâu. Lúc đó tôi đã nghĩ cuộc đời mình đã kết thúc từ đây”- Ông Golley bộc bạch. Vì thế sau 1 năm thụ án, cực chẳng đã Golley đã lên kế hoạch trốn tù. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau, Golley đã bị bắt lại. Quay lại nhà giam, bản án của Golley đã bị gia hạn thêm 3 năm nữa, tổng cộng là 103 năm.
Cuộc sống 2 thế kỷ trong tù
Kể về cuộc sống 103 năm trong tù, ông Golley nói rằng ông đã sống trong một thế giới hoàn toàn biệt lập mà không hề biết những sự việc thay đổi xung quanh mình. Theo người đàn ông này kể lại thì khi được ra khỏi nhà tù vào năm 1998, ông cứ ngỡ bản thân đang lạc vào một thế giới khác. “Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy máy bay. Lần đầu tiên khi nhìn thấy nó tôi cứ ngỡ đó là con chim khổng lồ bay lạc phía gần nhà mình. Tôi đã thốt lên rằng: Sao có một con chim to đến như vậy”.
Cũng theo Golley, tất cả những vật dụng của thế giới hiện đại như vô tuyến và máy tính ông cũng chưa bao giờ được nghe tới. Thậm chí, khi đất nước trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới, ông cũng không hề hay biết. “Cuộc sống của tôi ở trong tù chỉ là sáng được mở cửa đưa đi lao động. Tối về bị nhốt sau chấn song của trại giam. Tôi không được đọc báo, không được ai thông tin về những diễn biến bên ngoài. Vì thế tôi cũng không biết rằng, bố mẹ mình đã chết trong một cuộc ném bom của phát xít Đức trong thế chiến thứ nhất”- Người đàn ông này nghẹn ngào nói.
Cuộc sống trong tù của Golley diễn ra vô cùng tẻ nhạt và vô vị. Người đàn ông này đã phải sống một cuộc đời bị cô lập trong một thời gian dài dằng dặc. Golley cho biết rằng, hàng ngày ông chỉ làm bạn với chiếc giường và chiếc ghế duy nhất trong phòng giam mà ông được sở hữu. Trong hơn 100 năm sống trong tù, Golley luôn phải tắm nước lạnh và chưa bao giờ có được một mẩu xà phòng để làm cho cơ thể thơm tho hơn. “Một tuần 1 lần chúng tôi được dồn vào một nhà tắm công cộng để kỳ cọ cơ thể. Đã có đôi lần tôi muốn có một chút xà phòng, nhưng những người lính gác đều quát vào mặt tôi rằng: Có ai nhìn hay ngửi ông nữa đâu, cần xà phòng làm gì?. Những lúc như thế tôi đã nghĩ rằng, tôi sẽ phải chết mục xương trong nhà tù tăm tối này”.
Một điều đặc biệt nữa là ông Goolley cũng chưa bao giờ được nhìn thấy phụ nữ từ khi bước chân vào nhà tù năm 1895. Ông này cũng chưa từng được cầm tay hay hẹn hò với bất kỳ cô gái nào trong suốt cuộc đời của mình. Theo Golley cho biết, nhà tù nơi ông trải qua 103 năm chỉ nhốt các tù nhân nam, tù nhân nữ được giam ở một khu khác. Hơn nữa, sự nghiêm khắc của những người quản giáo đã khiến cho chuỗi ngày dằng dặc phải sống trong tù của ông chưa một giây phút dù ngắn ngủi được ngắm một bóng hồng đi qua.
Cũng trong cuốn tự truyện, người đàn ông này có viết: “Tôi đã chứng kiến sự ra đi của những người bạn tù cùng lứa tuổi từ cách đây vài chục năm. Có người đã chết vì bệnh tật, cũng có người đã chết vì tuổi cao sức yếu. Mặc dù mỗi người chết một cách khác nhau nhưng ai cũng có nguyện vọng trước khi chết được ra khỏi nhà tù 1 lần. Nhưng chẳng mấy ai thực hiện được điều đó. Được chứng kiến những cái chết cô đơn trong nhà tù như vậy, tôi luôn bảo mình rằng: Phải sống đến khi ra khỏi nhà tù này, dù thời gian có dài thế nào đi chăng nữa”.
“Bắt đầu lại cuộc đời chưa bao giờ là muộn”
Tưởng chừng như nguyện vọng được ra khỏi nhà tù chỉ là chuyện viển vông, tuy nhiên những điều kỳ diệu của cuộc sống vẫn luôn xảy ra. Năm 1998, sau đúng 103 năm thụ án, ông Goolley đã chính thức được ra tù. Vào thời điểm đó ông Golley đã tròn 120 tuổi. “Đó là một phép lạ mà chính bản thân tôi cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới”- Ông Goolley nói.
Ảnh mang tính minh họa.
Ngày ông Goolley được trả tự do cũng đã trở thành một ngày hội lớn của nhà tù nơi ông đã gắn bó phần lớn cuộc đời mình. Nhớ lại ngày được tự do, ông Goolley bồi hồi: “Trước khi ra tù, tôi đã được đưa đi cắt tóc gọn gàng. Ngày đó, những người quản trại đã góp tiền để mua cho tôi 1 bộ quần áo mới và tặng tôi 50 rúp để bắt đầu cuộc sống mới. Họ nói với tôi rằng, cuộc đời bắt đầu lại chưa bao giờ là muộn và tôi thấy điều đó thật đúng”.
Khi được hỏi vì sao vẫn giữ được sức khỏe tốt mặc dù đã 120 tuổi, ông Goolley cho rằng bản thân ông đã phải làm việc chăm chỉ và đều đặn khi ở tù. “Đừng nói rằng cuộc sống trong tù không đem lại cho tôi điều gì tốt đẹp. Chúng tôi ở đây đều phải làm việc và ăn uống theo quy định, vì thế tôi nghĩ rằng tôi đã sống khỏe do được rèn luyện ở trong tù”. Cũng vì sức khỏe còn tốt, nên ngay sau khi ra tù, ông Goolley muốn tìm một công việc phù hợp để có thể tự kiếm tiền nuôi sống bản thân.
Cũng trong bữa tiệc nhỏ do chính tay tù nhân làm để chia tay người tù cao tuổi nhất cũng là người phải sống trong tù lâu nhất, được hỏi có mong muốn gì khi được tự do, ông Goolley đã khiến mọi người phải bật cười vì thái độ thành thật của mình: “Việc đầu tiên tôi muốn làm là được tắm nước nóng, uống một ngụm Vodlka và sẽ cố gắng để lấy vợ”.
Theo ông Goolley, cuộc sống mới của ông được bắt đầu với những việc ông đã không thể làm hoặc chưa kịp làm trước khi bước chân vào tù. Ông này cũng cho biết, ông không ngại khi nói với mọi người về việc ông sẽ tìm một người bạn đời ở lứa tuổi gần đất xa trời, đặc biệt là một người ngồi tù quá lâu như ông. Goolley luôn tự tin sẽ có những người phụ nữ thấu hiểu hoàn cảnh đặc biệt của ông và tìm đến ông để chia sẻ. “Tôi chưa từng hẹn hò hay cầm tay bất kỳ cô gái nào trong suốt 120 năm của cuộc đời. Vì thế khi được ra tù, tôi muốn có một người phụ nữ ở bên cạnh mình để bù đắp cho những tháng ngày tù tội của tôi. Tôi nghĩ rằng mình không quá già để có nguyện vọng như thế”- Ông Goolley nói.
Được biết, những người trong gia đình của ông Goolley như bố mẹ và anh chị em đều đã chết trong chiến tranh thế giới thứ nhất, vì thế khi ra tù người đàn ông này phải sống một mình. Biết được hoàn cảnh đặc biệt của người đàn ông này, chính quyền địa phương nơi Goolley từng sinh sống có ý định đưa ông vào trại dưỡng lão, tuy nhiên ông đã từ chối. Giải thích lý do, Goolley cho biết ông muốn một cuộc sống tự do tự tại, không theo quy định hay khuôn khổ nào nữa. Ông Goolley cũng bày tỏ rằng, chỉ có cuộc sống tự do thì ông mới có thể thực hiện được những ước muốn trên của mình.
Tuy vậy, vào năm 2017, ông Goolley đã qua đời vì tuổi cao và vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng cưới vợ của mình.