Với hệ động thực vật lạ, hiếm thấy trên thế giới, đảo Socotra ở Yemen khiến nhiều người liên tưởng đến vùng đất của người ngoài hành tinh.Nằm ở khu vực tây bắc Ấn Độ Dương, gần vịnh Aden, dài 250 km, hòn đảo Socotra sở hữu khoảng 800 loài động thực vật vô cùng phong phú và độc đáo, tồn tại hơn 20 triệu năm tuổi.Khoảng 1/3 số loài động thực vật trong số này không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.Theo các chuyên gia, Socotra là một trong những vùng đất hoang vu nhất thế giới. Do khí hậu khắc nghiệt và khô nóng (nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C và hầu như không có mưa) nên thảm thực vật trên đảo phát triển không giống bình thường.Một trong những loài cây đặc biệt nhất trên hòn đảo Socotra là cây Dragon’s Blood (cây máu rồng hay long huyết). Đây là loại thực vật có hoa trong họ măng tây.Cây máu rồng là cây đặc hữu của hòn đảo Socotra. Tên gọi của loài cây đặc biệt này xuất phát từ nhựa cây có màu đỏ như máu.Loài cây máu rồng có nhánh rất dài, trải rộng tán. Nhìn từ trên cao, người ta có cảm giác chúng như những chiếc nấm khổng lồ.Người dân bản địa sử dụng loại cây đặc biệt này làm dược liệu chữa bệnh cũng như làm đẹp trong suốt nhiều thế kỷ.Desert Rose “hồng sa mạc” cũng là loài thực vật kỳ lạ, nổi tiếng ở đảo Socotra. Với phần thân phình to bất thường, hồng sa mạc sống bám vào trong các ngọn núi đá và nở hoa vào tháng 4 hàng năm. Điều thú vị là thân cây phình to khác thường là nơi chứa lượng nước cho mùa khô hạn.Vào năm 2008, quần đảo Socotra được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới bởi vẻ đẹp hoang sơ, ít bị con người tác động.
Với hệ động thực vật lạ, hiếm thấy trên thế giới, đảo Socotra ở Yemen khiến nhiều người liên tưởng đến vùng đất của người ngoài hành tinh.
Nằm ở khu vực tây bắc Ấn Độ Dương, gần vịnh Aden, dài 250 km, hòn đảo Socotra sở hữu khoảng 800 loài động thực vật vô cùng phong phú và độc đáo, tồn tại hơn 20 triệu năm tuổi.
Khoảng 1/3 số loài động thực vật trong số này không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Theo các chuyên gia, Socotra là một trong những vùng đất hoang vu nhất thế giới. Do khí hậu khắc nghiệt và khô nóng (nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C và hầu như không có mưa) nên thảm thực vật trên đảo phát triển không giống bình thường.
Một trong những loài cây đặc biệt nhất trên hòn đảo Socotra là cây Dragon’s Blood (cây máu rồng hay long huyết). Đây là loại thực vật có hoa trong họ măng tây.
Cây máu rồng là cây đặc hữu của hòn đảo Socotra. Tên gọi của loài cây đặc biệt này xuất phát từ nhựa cây có màu đỏ như máu.
Loài cây máu rồng có nhánh rất dài, trải rộng tán. Nhìn từ trên cao, người ta có cảm giác chúng như những chiếc nấm khổng lồ.
Người dân bản địa sử dụng loại cây đặc biệt này làm dược liệu chữa bệnh cũng như làm đẹp trong suốt nhiều thế kỷ.
Desert Rose “hồng sa mạc” cũng là loài thực vật kỳ lạ, nổi tiếng ở đảo Socotra. Với phần thân phình to bất thường, hồng sa mạc sống bám vào trong các ngọn núi đá và nở hoa vào tháng 4 hàng năm. Điều thú vị là thân cây phình to khác thường là nơi chứa lượng nước cho mùa khô hạn.
Vào năm 2008, quần đảo Socotra được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới bởi vẻ đẹp hoang sơ, ít bị con người tác động.