Kỳ bí quan tài Khang Hy phun lửa đuổi mộ tặc

Google News

(Kiến Thức) - Khi đám đào trộm mộ dùng cưa mở quan tài thì bất ngờ một luồng lửa lớn phun ra làm cháy xém quần áo và mặt mũi của họ.  

Ky bi quan tai Khang Hy phun lua duoi mo tac
Song bia trong Cảnh lăng của Khang Hy. 
Thanh Đông lăng có Hiếu lăng của Thuận Trị, Chiêu Tây lăng của Hiếu Trang, Dục lăng của Càn long, Đinh lăng của Hàm Phong, Huệ lăng của Đồng Trị và Cảnh lăng của Khang Hy.
Cảnh lăng nằm ở huyện Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Cảnh lăng táng hoàng đế Khang Hy, bốn vị hoàng hậu, 48 vị phi tần và 1 hoàng tử. Trong lịch sử Cảnh lăng từng xảy ra hiện tượng vô cùng kỳ bí. Đã có ba lần ghi chép trong lịch sử có họa hoạn lớn xảy ra.
Lần đầu tiên: Xảy ra vào ngày 20/02 năm thứ 31 Quang Tự. Long Ân điện của Cảnh Lăng phát hỏa thiêu rụi toàn bộ đại điện. Đại điện chính là công trình kiến trúc quan trọng nhất của Cảnh lăng. Đại điện rộng năm gian, sâu ba gian vô cùng hoàng tráng. Khi đại điện cháy làm hư hại đến hai bên phối điện Đông Tây. Ngói lưu ly của phối điện bị ám đen. Cửa cũng bị cháy. Tổn thất lớn nhất chính là 3 cửa Lưu ly sau đại điện. Toàn bộ ngọc lưu ly bị hư hỏng. Cửa lăng tẩm bị cháy rụi hoàn toàn.
Việc này được báo cáo lên triều đình, Từ Hy thái hậu cảm thấy sợ hãi tột độ, vội vàng phái hai trọng thần là Triệu Nhĩ Tốn và Thiết Lương đến điều tra. Sau khi điều tra hiện trường, thẩm tra đương sự là đám người trông coi lăng thì cũng không tìm ra nguyên nhân.Nguyên nhân bắt lửa vô cùng kỳ lạ. Mùa này cũng không phải là mùa mưa nên cũng không có sét. Địa điểm phát hỏa cũng kì lạ nên càng điều tra càng thấy hoang mang. Có một cách giải thích khác là do những người canh lăng gây ra. Có thể đám ăn trộm đồ tế ở Cảnh lăng sợ bị phát hiện ra sẽ bị tội chết nên đã phóng hỏa đốt đại điện để xóa dấu vết.
Triệu Nhĩ Tốn và Thiết Lương cũng chưa tìm được nguyên nhân. Bây giờ kết luận thế nào cũng chết. Có thể để bảo vệ chính mình, hai người đã kết luận nguyên nhân là thánh hỏa thiêu rụi đại điện nên không thể tiếp tục điều tra.
Trận hỏa hoạn thứ 2 là trận kỳ hỏa xảy ra vào năm 1945. Trận lửa này không xảy ra trên mặt đất mà phát ra từ địa cung và khẳng định được phát ra từ quan tài của hoàng đế Khang Hy. Khi đám mộ đạo dùng búa bổ quan tài Khang Hy để lấy vật tùy táng không được, họ liền dùng cưa để mở quan tài. Đột nhiên trong quan tài phun ra luồng lửa lớn giống như một quả bóng tròn lăn ra đâm thằng vào đám mộ đạo, trong chốc lát đã cháy xém quần áo và mặt mũi của họ. Bọn họ sợ quá tháo chạy. Vụ cháy lần này cũng không ai giải thích được rõ ràng nguyên nhân của luồng lửa phát ra từ quan tài Khang Hy.
Lần hỏa hoạn thứ ba xảy ra vào 14/7/1952. Lần này cũng không phải Thánh hỏa cũng không do kỳ hỏa mà là sét đánh trúng vào chái điện của Đại Bi lầu. Lửa bốc lên nhanh chóng không chỉ thiêu rụi mất kiến trúc của điện mà ngay đến bia đá ở trong cũng bị thiêu rụi hư hỏng. Đây là lần khiến người ta cảm thấy đáng tiếc nhất. Nó đã đốt cháy mất hai tấm bia đá khắc một đời anh danh của hoàng đế Khang Hy. Ngoài ra, Đại Bi lầu của Cảnh lăng còn là những dấu tích lịch sử vô cùng độc đáo.
Vì muốn biểu thị sự hiếu thuận của mình với cha, hoàng đế Ung Chính đích thân viết văn bia. Đây là việc xưa này chưa từng có trong lịch sử. Đây cũng là lần đầu tiên do chính hoàng thượng khắc chương vẽ áp lên văn bia. Thông thường, những văn bia của hoàng đế trước đây đều do các nhà thư pháp nổi tiếng viết. Cho dù là ai khi đề xong văn bia cũng không dám đóng dấu. Nhưng lần này đích thân hoàng đế Ung chính viết cho cha mình để biểu thị sự hiếu thuận, thành tâm nên cuối văn bia ông đã đóng con dấu chữ Triện với nội dung là “ Ung Chính tuân thân chi bảo”. 
Đây cũng là lăng mộ có hai tấm bia đá. Sau khi hoàng đế Khang Hy băng hà, các vương công đại thần đã bàn bạc kĩ lưỡng để chọn văn tự khắc lên bia đá ở Đại Bi lầu. Sau khi nghiên cứu, thảo luận kĩ lưỡng, cuối cùng quyết định lưu lại hơn 4.300 chữ không được bớt. Do hoàng đế Khang Hy trị vì trong 61 năm, công trạng nhiều vô kể, sự việc liên quan cũng rất nhiều khó mà diễn tả hết. Văn tự sau khi chuẩn bị xong sẽ được khắc đồng thời bằng Hán văn và Mãn văn lên bia đá. Bia đá của Thuận Trị có 1.800 chữ nên chỉ cần một tấm là đủ. Nhưng 4.300 chữ lại khắc đồng thời bằng Hán văn và Mãn văn nên cần phải khắc lên 2 tấm bia đá mới hết.
Lần hỏa hoạn thứ ba này đã làm thay đổi vận mệnh của Cảnh lăng. Thánh hỏa đốt Long Ân điện, kỳ hỏa trong quan tài đuổi bọn mộ đạo nhưng cuối cùng vẫn không giữ được nguyên vẹn quan tài của Khang Hy. Những vật giá trị tùy táng trong quan tài đều bị mất. Lần đại hỏa thứ ba đã thiêu rụi Đại Bi lầu và đốt cháy hết bao công lao của Khang Hy được ghi trên bia đá. Đây đúng là điều vô cùng đáng tiếc.
Tuyết Mai

>> xem thêm

Bình luận(0)