Một khu lăng mộ mai táng 1 vị hoàng đế, 4 bà hoàng hậu và 48 phi tần và 1 hoàng tử. Hình thức mai táng này chắc có một không hai trong lịch sử Trung Quốc, đó chính là Cảnh lăng của hoàng đế Khang Hy. Ảnh: Khu Cảnh lăng của hoàng đế Khang Hy.
Hoàng đế Khang Hy tại vị 61 năm, sau khi băng hà được mai táng tại Đông lăng nay thuộc huyện Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đông lăng gồm Hiếu lăng của hoàng đế Thuận Trị, Chiêu Tây lăng của Thái hậu Hiếu Trang, Dụ lăng của Càn Long, Định lăng của Hàm Phong, Huệ lăng của Đồng Trị và Cảnh lăng của Khang Hy.
Nhìn từ trên cao, toàn cảnh Cảnh lăng hình bán nguyệt, các khu mộ được xếp theo địa vị từ cao đến thấp theo hướng từ trên cao xuống. Nơi cao nhất trong địa cung của Cảnh lăng là phần mộ của hoàng đế Khang Hi, Hiếu Thành hoàng hậu, Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân hoàng hậu, Hiếu Cung Nhân hoàng hậu và Kính Mẫn hoàng quý phi. Ảnh: Cảnh lăng đại điện.
Trong khu phi nguyên tẩm nội của Cảnh lăng có mai táng 48 vị phi tần và hoàng tử thứ 18 Dận Biểu. Chính giữa phi tẩm viên phần mộ của Ôn Hi quý phi và 47 vị phi tần còn lại gồm 11 phi: Tuệ phi, Huệ phi, Nghi phi, Vinh phi, Bình phi, Lương phi, Tuyên phi, Thành phi, Thuận Ý Mật phi, Thuần Dụ Cần phi, Định phi và 8 vị tần, 10 quý nhân, 9 thường tại và 9 đáp ứng. Kính Mẫn hoàng quý phi vốn được táng cùng các nàng phi tần, sau này được di táng vào địa cung của Cảnh lăng.
Trước đời vua Khang Hy, các cuộc hôn nhân thường mang tính chính trị. Rất nhiều hoàng hậu triều nhà Thanh là công chúa Mông Cổ. Đến Khang Hy, tình thế chính trị có sự thay đổi, Ngao Bái chuyên quyền lộng hành, kết bè kết đảng, can thiệp sâu vào triều chính. Duới sự sắp xếp của Hiếu Trang Hoàng thái hậu ngôi mẫu nghi thiên hạ đã chuyển từ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Thị con gái của của gia tộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ sang Hách Xá Lí Thị, cháu gái của Sách Ni nhưng thực chất đây vẫn là một cuộc hôn nhân chính trị. Ảnh: Chân dung hoàng đế Khang Hy.
Năm 1665, hoàng đế Khang Hy 12 tuổi đã tiến hành đại lễ kết hôn long trọng với Hách Xá Lý Thị 13 tuổi. Đây là cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị, nhưng tuổi của hoàng thượng và hoàng hậu cũng tương đồng, Ngao Bái lộng hành chấp chính nên thường bất kính với hoàng thượng. Trong hoàn cảnh khó khăn đó hoàng thượng và hoàng hậu đã nương tựa vào nhau và nảy sinh tình cảm. Kết hôn không lâu thì sinh được hoàng tử nhưng hoàng tử chỉ sống được đến 4 tuổi. Ảnh: Chân dung Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý Thị.
Sau khi diệt được Ngao Bái, Khang Hy đích thân lo việc triều chính và cũng không cần nhờ đến thế lực của gia tộc Khoa Nhĩ Thấm nữa. Cởi được nút thắt chính trị thì tình cảm giữa hoàng thượng và hoàng hậu cũng tự nhiên không còn được thắm thiết như xưa nữa. Ảnh: Chân dung Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý Thị.
Giai nhân nơi hậu cung của Khang Hy cũng ngày nhiều hơn. Trong đám phi tần có nàng Nữu Hỗ Lộc Thị xuất thân danh giá, thông minh lanh lợi, yêu thích đọc sách, tố chất văn hóa ưu tú trong nàng ngày càng được bộc lộ. Nàng lại là người rất giỏi đối nhân xử thế nên ngày càng được Khang Hy yêu mến. Ảnh minh họa.
Ngoài ra còn có nàng Đông Giai Thị là em họ của Khang Hy. Ông hoàng làm chuyện gì cũng nghe theo lời nàng. Nhưng nếu nói về việc đối xử chốn hậu cung thì Khang Hy đều rất tốt với các phi tần. Ảnh minh họa.
Tuy các giai nhân bên cạnh càng ngày càng nhiều, nhưng Khang Hy vẫn dành nhiều tình cảm và sự trân trọng nhất cho người vợ kết tóc xe tơ từ thưở ban đầu. Sau khi Ngô Tam Quế mưu phản, Khang Hy đối mặt với một áp lực không hề nhỏ. Đúng lúc này Hách Xá Lý Thị lại lâm bồn. Nhưng bất hạnh thay, vì sinh hoàng tử nàng đã không qua khỏi. Ảnh: Chân dung vua Khang Hy lúc trẻ.
Hỷ sự bỗng chốc thành tang sự, Khang Hy đau lòng khôn xiết, không màng đến chiến sự trước mắt cũng chả còn tâm trí lâm triều trong 5 ngày mà chỉ lo tổ chức tang lễ cho hoàng hậu vô cùng long trọng. Linh cữu của nàng được quàn tại Tử cung trong suốt 25 ngày thì Khang Hy đích thân khóc tang 20 ngày đủ nói hết tình cảm dành cho nàng vô cùng sâu sắc. Ảnh: Chân dung vua Khang Hy. Để tưởng nhớ người vợ yêu, khi hoàng tử chưa đầy 2 tuổi ông đã lập làm thái tử, nhưng sau này thái tử bất tài bị Khang Hy phế truất. Khi phế truất Khang Hy đã khóc và mắng hoàng tử rằng “sinh nhi khắc mẫu”, cho thấy trai tim ông luôn dành một vị trí rất quan trọng cho người vợ hiền của mình.
Xưa nay tình cảm của hoàng đế vốn không dành cho một người nên Khang Hy cũng không phải là ngoai lệ. Trong đám phi tần có người mới 11, 12 tuổi, người nào lớn nhất cũng chưa qua 16 tuổi, có nàng ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Nếu tính từ cái chết đầu tiên của Tặng Tuệ phi Bác Nhĩ Tế Tác Đặc Thị vào năm thứ 9 Khang Hy đến Thuần Di Hoàng quý phi cuối cùng vào năm 33 đời Càn Long thì đám hậu phi của Khang Hy đã sống qua 3 đời Khang-Ung-Càn tổng cộng là 99 năm. Trong đám hậu phi của Khang Hy có đến 4 cặp chị em gái, trong đó Hiếu Ý Nhân hoàng hậu và các em gái Đông thị quý phi lại là em họ gần của Khang Hy, đây là trường hợp rất hiếm gặp trong lịch sử các triều đại của Trung Quốc.
Khang Hy tổng cộng có bao nhiêu phi tần ở chốn thâm cung trên sử sách ghi chép không thống nhất, nhưng theo “Khang Hi toàn truyện” thì quý nhân có 49 người, hậu phi được sắc phong trong sổ sách có 67 người còn những người mang thân phận thấp kém hơn như “Đáp ứng”, “Thường tại”có khoảng hơn 200 người. Tuy đa tình nhưng đối với các phi tần Khang Hy vẫn rất chân tình. Khi phải xuất cung ông thường viết thư hoặc mua đặc sản sai người mang về cung.
Thậm chí, hoàng đế này còn viết thư kể chuyện vui trên đường cho các nàng cảm thấy không buồn chán chốn thâm cung. Vào những năm cuối đời, ông đã lo sắp xếp ổn thỏa cuộc sống cho các phi tần. Ông hạ lệnh những phi tần có con trai về già sẽ được sống cùng con trai. Cách sắp xếp này đã phá vỡ tiền lệ các phi tần phải chết già trong cung sau khi hoàng đế băng hà. Trước khi hoàng đế băng hà, hai vị hoàng hậu đã được an táng trong địa cung của Cảnh lăng, các phi tần của ông cũng lần lượt được an táng tại đây. Có lẽ do tình cảm lúc tại vị của ông dành cho phi tần mà sau khi băng hà ông vẫn muốn các phi tần ở bên mình mà Cảnh lăng đã trở thành khu lăng mộ đông phi tần như vậy.
Một khu lăng mộ mai táng 1 vị hoàng đế, 4 bà hoàng hậu và 48 phi tần và 1 hoàng tử. Hình thức mai táng này chắc có một không hai trong lịch sử Trung Quốc, đó chính là Cảnh lăng của hoàng đế Khang Hy. Ảnh: Khu Cảnh lăng của hoàng đế Khang Hy.
Hoàng đế Khang Hy tại vị 61 năm, sau khi băng hà được mai táng tại Đông lăng nay thuộc huyện Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đông lăng gồm Hiếu lăng của hoàng đế Thuận Trị, Chiêu Tây lăng của Thái hậu Hiếu Trang, Dụ lăng của Càn Long, Định lăng của Hàm Phong, Huệ lăng của Đồng Trị và Cảnh lăng của Khang Hy.
Nhìn từ trên cao, toàn cảnh Cảnh lăng hình bán nguyệt, các khu mộ được xếp theo địa vị từ cao đến thấp theo hướng từ trên cao xuống. Nơi cao nhất trong địa cung của Cảnh lăng là phần mộ của hoàng đế Khang Hi, Hiếu Thành hoàng hậu, Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân hoàng hậu, Hiếu Cung Nhân hoàng hậu và Kính Mẫn hoàng quý phi. Ảnh: Cảnh lăng đại điện.
Trong khu phi nguyên tẩm nội của Cảnh lăng có mai táng 48 vị phi tần và hoàng tử thứ 18 Dận Biểu. Chính giữa phi tẩm viên phần mộ của Ôn Hi quý phi và 47 vị phi tần còn lại gồm 11 phi: Tuệ phi, Huệ phi, Nghi phi, Vinh phi, Bình phi, Lương phi, Tuyên phi, Thành phi, Thuận Ý Mật phi, Thuần Dụ Cần phi, Định phi và 8 vị tần, 10 quý nhân, 9 thường tại và 9 đáp ứng. Kính Mẫn hoàng quý phi vốn được táng cùng các nàng phi tần, sau này được di táng vào địa cung của Cảnh lăng.
Trước đời vua Khang Hy, các cuộc hôn nhân thường mang tính chính trị. Rất nhiều hoàng hậu triều nhà Thanh là công chúa Mông Cổ. Đến Khang Hy, tình thế chính trị có sự thay đổi, Ngao Bái chuyên quyền lộng hành, kết bè kết đảng, can thiệp sâu vào triều chính. Duới sự sắp xếp của Hiếu Trang Hoàng thái hậu ngôi mẫu nghi thiên hạ đã chuyển từ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Thị con gái của của gia tộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ sang Hách Xá Lí Thị, cháu gái của Sách Ni nhưng thực chất đây vẫn là một cuộc hôn nhân chính trị. Ảnh: Chân dung hoàng đế Khang Hy.
Năm 1665, hoàng đế Khang Hy 12 tuổi đã tiến hành đại lễ kết hôn long trọng với Hách Xá Lý Thị 13 tuổi. Đây là cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị, nhưng tuổi của hoàng thượng và hoàng hậu cũng tương đồng, Ngao Bái lộng hành chấp chính nên thường bất kính với hoàng thượng. Trong hoàn cảnh khó khăn đó hoàng thượng và hoàng hậu đã nương tựa vào nhau và nảy sinh tình cảm. Kết hôn không lâu thì sinh được hoàng tử nhưng hoàng tử chỉ sống được đến 4 tuổi. Ảnh: Chân dung Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý Thị.
Sau khi diệt được Ngao Bái, Khang Hy đích thân lo việc triều chính và cũng không cần nhờ đến thế lực của gia tộc Khoa Nhĩ Thấm nữa. Cởi được nút thắt chính trị thì tình cảm giữa hoàng thượng và hoàng hậu cũng tự nhiên không còn được thắm thiết như xưa nữa. Ảnh: Chân dung Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý Thị.
Giai nhân nơi hậu cung của Khang Hy cũng ngày nhiều hơn. Trong đám phi tần có nàng Nữu Hỗ Lộc Thị xuất thân danh giá, thông minh lanh lợi, yêu thích đọc sách, tố chất văn hóa ưu tú trong nàng ngày càng được bộc lộ. Nàng lại là người rất giỏi đối nhân xử thế nên ngày càng được Khang Hy yêu mến. Ảnh minh họa.
Ngoài ra còn có nàng Đông Giai Thị là em họ của Khang Hy. Ông hoàng làm chuyện gì cũng nghe theo lời nàng. Nhưng nếu nói về việc đối xử chốn hậu cung thì Khang Hy đều rất tốt với các phi tần. Ảnh minh họa.
Tuy các giai nhân bên cạnh càng ngày càng nhiều, nhưng Khang Hy vẫn dành nhiều tình cảm và sự trân trọng nhất cho người vợ kết tóc xe tơ từ thưở ban đầu. Sau khi Ngô Tam Quế mưu phản, Khang Hy đối mặt với một áp lực không hề nhỏ. Đúng lúc này Hách Xá Lý Thị lại lâm bồn. Nhưng bất hạnh thay, vì sinh hoàng tử nàng đã không qua khỏi. Ảnh: Chân dung vua Khang Hy lúc trẻ.
Hỷ sự bỗng chốc thành tang sự, Khang Hy đau lòng khôn xiết, không màng đến chiến sự trước mắt cũng chả còn tâm trí lâm triều trong 5 ngày mà chỉ lo tổ chức tang lễ cho hoàng hậu vô cùng long trọng. Linh cữu của nàng được quàn tại Tử cung trong suốt 25 ngày thì Khang Hy đích thân khóc tang 20 ngày đủ nói hết tình cảm dành cho nàng vô cùng sâu sắc. Ảnh: Chân dung vua Khang Hy. Để tưởng nhớ người vợ yêu, khi hoàng tử chưa đầy 2 tuổi ông đã lập làm thái tử, nhưng sau này thái tử bất tài bị Khang Hy phế truất. Khi phế truất Khang Hy đã khóc và mắng hoàng tử rằng “sinh nhi khắc mẫu”, cho thấy trai tim ông luôn dành một vị trí rất quan trọng cho người vợ hiền của mình.
Xưa nay tình cảm của hoàng đế vốn không dành cho một người nên Khang Hy cũng không phải là ngoai lệ. Trong đám phi tần có người mới 11, 12 tuổi, người nào lớn nhất cũng chưa qua 16 tuổi, có nàng ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Nếu tính từ cái chết đầu tiên của Tặng Tuệ phi Bác Nhĩ Tế Tác Đặc Thị vào năm thứ 9 Khang Hy đến Thuần Di Hoàng quý phi cuối cùng vào năm 33 đời Càn Long thì đám hậu phi của Khang Hy đã sống qua 3 đời Khang-Ung-Càn tổng cộng là 99 năm. Trong đám hậu phi của Khang Hy có đến 4 cặp chị em gái, trong đó Hiếu Ý Nhân hoàng hậu và các em gái Đông thị quý phi lại là em họ gần của Khang Hy, đây là trường hợp rất hiếm gặp trong lịch sử các triều đại của Trung Quốc.
Khang Hy tổng cộng có bao nhiêu phi tần ở chốn thâm cung trên sử sách ghi chép không thống nhất, nhưng theo “Khang Hi toàn truyện” thì quý nhân có 49 người, hậu phi được sắc phong trong sổ sách có 67 người còn những người mang thân phận thấp kém hơn như “Đáp ứng”, “Thường tại”có khoảng hơn 200 người. Tuy đa tình nhưng đối với các phi tần Khang Hy vẫn rất chân tình. Khi phải xuất cung ông thường viết thư hoặc mua đặc sản sai người mang về cung.
Thậm chí, hoàng đế này còn viết thư kể chuyện vui trên đường cho các nàng cảm thấy không buồn chán chốn thâm cung. Vào những năm cuối đời, ông đã lo sắp xếp ổn thỏa cuộc sống cho các phi tần. Ông hạ lệnh những phi tần có con trai về già sẽ được sống cùng con trai. Cách sắp xếp này đã phá vỡ tiền lệ các phi tần phải chết già trong cung sau khi hoàng đế băng hà. Trước khi hoàng đế băng hà, hai vị hoàng hậu đã được an táng trong địa cung của Cảnh lăng, các phi tần của ông cũng lần lượt được an táng tại đây. Có lẽ do tình cảm lúc tại vị của ông dành cho phi tần mà sau khi băng hà ông vẫn muốn các phi tần ở bên mình mà Cảnh lăng đã trở thành khu lăng mộ đông phi tần như vậy.