Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là cung điện hoàng gia tráng lệ nổi tiếng thế giới. Là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong hơn 500 năm, Tử Cấm Thành gắn liền với nhiều điều kỳ lạ khiến giới chuyên gia cũng như công chúng tò mò.Tử Cấm Thành ở Trung Quốc có những "nốt sần" trên cổng, ai chạm vào chúng sẽ bị phạt.Những "nốt sần" này ban đầu không phải là vì mục đích thẩm mỹ mà xuất phát từ việc nối các miếng gỗ trên cửa của các ngôi nhà cổ đại bằng đinh gỗ.Để tránh việc các đầu chốt gỗ sắc nhọn làm tổn thương người khi mở cửa, người xưa đã sử dụng chiếc "đinh cửa" tròn để che phủ phần đinh gỗ.Các chiếc đinh cửa sau này được làm bằng đồng và trở thành biểu tượng của đẳng cấp và quyền uy trong xã hội cổ đại, đặc biệt ở thời nhà Thanh.Có quy định cụ thể về số lượng đinh cửa trên cổng Tử Cấm Thành dựa trên cấp bậc xã hội và chỉ Hoàng đế mới được sử dụng nhiều đinh nhất.Ngày nay, việc chạm vào những chiếc đinh cửa trên Tử Cấm Thành bị cấm để bảo vệ di tích văn hóa quốc gia và tránh hư hại cho những chiếc đinh này.Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là cung điện hoàng gia tráng lệ nổi tiếng thế giới. Là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong hơn 500 năm, Tử Cấm Thành gắn liền với nhiều điều kỳ lạ khiến giới chuyên gia cũng như công chúng tò mò.
Tử Cấm Thành ở Trung Quốc có những "nốt sần" trên cổng, ai chạm vào chúng sẽ bị phạt.
Những "nốt sần" này ban đầu không phải là vì mục đích thẩm mỹ mà xuất phát từ việc nối các miếng gỗ trên cửa của các ngôi nhà cổ đại bằng đinh gỗ.
Để tránh việc các đầu chốt gỗ sắc nhọn làm tổn thương người khi mở cửa, người xưa đã sử dụng chiếc "đinh cửa" tròn để che phủ phần đinh gỗ.
Các chiếc đinh cửa sau này được làm bằng đồng và trở thành biểu tượng của đẳng cấp và quyền uy trong xã hội cổ đại, đặc biệt ở thời nhà Thanh.
Có quy định cụ thể về số lượng đinh cửa trên cổng Tử Cấm Thành dựa trên cấp bậc xã hội và chỉ Hoàng đế mới được sử dụng nhiều đinh nhất.
Ngày nay, việc chạm vào những chiếc đinh cửa trên Tử Cấm Thành bị cấm để bảo vệ di tích văn hóa quốc gia và tránh hư hại cho những chiếc đinh này.