Theo tiến sĩ Lida Xing từ Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang, trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế từ Trung Quốc - Canada - Mỹ, viên hổ phách đặc biệt quý giá dù nó không bảo quản được toàn thân của sinh vật. Đó là một con chim cổ đại sống vào kỷ Phấn Trắng – thời đại hoàng kim của loài khủng long.
|
Cận cảnh bộ xương hóa thạch bên trong viên hổ phách - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
|
Mẫu vật thiếu hẳn phần đầu và một phần thân, nhưng lại bảo quản toàn vẹn được những phần xa nhất của đôi cánh và 2 chân – những phần thường rất khó tìm thấy trong các hóa thạch.
|
Toàn bộ viên hổ phách - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
|
Sinh vật cổ đại được xác định là một loại Enantiornithine, một nhóm tuyệt chủng của loài chim có răng từng tồn tại song song với những con khủng long khổng lồ. Đây là cá thể duy nhất thuộc loài này được xác định tại Myanmar. Một số mẫu khác từng được xác định trên thế giới nhưng mang những kiểu lông hoàn toàn khác, cho thấy sự đa dạng sinh học lớn.
Nhóm Enantiornithine được coi là nhóm chim "đế vương", thống trị các loài chim kỷ Phấn Trắng. Ước tính mẫu vật đã 99 triệu năm tuổi.
|
Hình ảnh cánh chim được tái tạo từ 8 mẫu vật khắp thế giới được xác định là cùng của loài chim cổ đại này - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
|
Viên hổ phát chứa hóa thạch sinh vật cổ đại này khá to: 12,7 x 8,8 x 4,5 cm. Hổ phách là một loại đá quý, vốn là hóa thạch của nhựa cây cổ. Nó sẽ trở nên vô cùng giá trị nếu "niêm phong" được một sinh vật tiền sử bên trong.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Earth Science.