Nằm ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Cha là một trong những tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa còn lưu giữ lại dấu tích đến ngày nay.Theo các nhà nghiên cứu, tòa thành này có thể có niên đại trước thế kỷ 10, từng là trung tâm chính trị của Vijaya, một trong bốn tiểu quốc của Chăm Pa xưa, gần như đóng vai trò kinh đô trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 10 đầu 11.Hiện nay, những gì còn lại của thành Cha là những đoạn tường thành không còn nguyên vẹn, bị bao phủ bởi cây cối. Dù vậy, những bằng chứng này vẫn đủ để phác họa một tòa thành cổ có kiến trúc độc đáo hiếm có.Theo bình đồ, hệ thống thành Cha gồm hai tòa thành hình chữ nhật, một lớn, một nhỏ liên kết với nhau. Tòa thành lớn nằm về phía Đông, tòa thành nhỏ nằm phía Tây. Hai tòa thành này có chung một bức tường ở khu vực tiếp giáp.Theo đo đạc, thành phía Đông có chiều dài khoảng 950 mét, rộng 350 mét, trải dài theo hướng Đông - Tây. Tường thành mặt Đông và mặt Tây có chiều cao khoảng 4 mét, mặt Bắc cao hiện khoảng 1 mét, còn mặt Nam đã bị bào mòn sát mặt đất.Ở vị trí chính giữa thành phía Đông có một gò đất lớn, trên gò có nhiều gạch nung, là dấu tích còn lại của một công trình kiến trúc đã bị sập đổ.Tòa thành phía Tây có kích thước nhỏ hơn với chiều dài 440m, chiều rộng 134 mét.Về cách thức xây dựng, thành Cha được xây đắp bằng đất, bên trong có trộn gạch vữa và ngói ống.Hiện tại, phần đất bên trong cả hai tòa thành được người dân tận dụng để trồng hoa màu.Vì sao hai tòa thành được liên kết với nhau, chức năng của từng tòa thành như thế nào vẫn là điều chưa được nghiên cứu đầy đủ.Nhìn chung, do có rất ít thông tin trong các sử liệu nên thành Cha ở Bình Định hiện vẫn còn rất nhiều bí ẩn, cần được khám phá, tìm hiểu.Từ đầu những năm 2000, các cuộc khai quật đã được tiến hành bên trong thành Cha. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều ngói vỡ, mảnh phù điêu trang trí bằng đất nung thể hiện tu sĩ Bà-la-môn, hình phụ nữ...Trong cuộc khai quật năm 2015-2016, nhiều dữ liệu quan trọng đã được thu thập, góp phần hiểu sâu sắc thêm quá trình hình thành, phát triển thành Cha nói riêng và văn hóa Chăm Pa ở Bình Định nói chung.Kết quả của cuộc khai quật này cho thấy địa tầng khu di tích có hai lớp văn hóa: Sa Huỳnh muộn ở dưới và lớp văn hóa Chăm Pa ở trên. Lớp văn hóa Chăm lại chia thành hai giai đoạn khác nhau.Từ các chứng tích được tìm thấy, có thể khẳng định, trước khi thành Cha được xây dựng, khu vực này đã là điểm định cư lâu đời của người Chăm.Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc, vào năm 2003, thành Cha đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Cha là một trong những tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa còn lưu giữ lại dấu tích đến ngày nay.
Theo các nhà nghiên cứu, tòa thành này có thể có niên đại trước thế kỷ 10, từng là trung tâm chính trị của Vijaya, một trong bốn tiểu quốc của Chăm Pa xưa, gần như đóng vai trò kinh đô trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 10 đầu 11.
Hiện nay, những gì còn lại của thành Cha là những đoạn tường thành không còn nguyên vẹn, bị bao phủ bởi cây cối. Dù vậy, những bằng chứng này vẫn đủ để phác họa một tòa thành cổ có kiến trúc độc đáo hiếm có.
Theo bình đồ, hệ thống thành Cha gồm hai tòa thành hình chữ nhật, một lớn, một nhỏ liên kết với nhau. Tòa thành lớn nằm về phía Đông, tòa thành nhỏ nằm phía Tây. Hai tòa thành này có chung một bức tường ở khu vực tiếp giáp.
Theo đo đạc, thành phía Đông có chiều dài khoảng 950 mét, rộng 350 mét, trải dài theo hướng Đông - Tây. Tường thành mặt Đông và mặt Tây có chiều cao khoảng 4 mét, mặt Bắc cao hiện khoảng 1 mét, còn mặt Nam đã bị bào mòn sát mặt đất.
Ở vị trí chính giữa thành phía Đông có một gò đất lớn, trên gò có nhiều gạch nung, là dấu tích còn lại của một công trình kiến trúc đã bị sập đổ.
Tòa thành phía Tây có kích thước nhỏ hơn với chiều dài 440m, chiều rộng 134 mét.
Về cách thức xây dựng, thành Cha được xây đắp bằng đất, bên trong có trộn gạch vữa và ngói ống.
Hiện tại, phần đất bên trong cả hai tòa thành được người dân tận dụng để trồng hoa màu.
Vì sao hai tòa thành được liên kết với nhau, chức năng của từng tòa thành như thế nào vẫn là điều chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Nhìn chung, do có rất ít thông tin trong các sử liệu nên thành Cha ở Bình Định hiện vẫn còn rất nhiều bí ẩn, cần được khám phá, tìm hiểu.
Từ đầu những năm 2000, các cuộc khai quật đã được tiến hành bên trong thành Cha. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều ngói vỡ, mảnh phù điêu trang trí bằng đất nung thể hiện tu sĩ Bà-la-môn, hình phụ nữ...
Trong cuộc khai quật năm 2015-2016, nhiều dữ liệu quan trọng đã được thu thập, góp phần hiểu sâu sắc thêm quá trình hình thành, phát triển thành Cha nói riêng và văn hóa Chăm Pa ở Bình Định nói chung.
Kết quả của cuộc khai quật này cho thấy địa tầng khu di tích có hai lớp văn hóa: Sa Huỳnh muộn ở dưới và lớp văn hóa Chăm Pa ở trên. Lớp văn hóa Chăm lại chia thành hai giai đoạn khác nhau.
Từ các chứng tích được tìm thấy, có thể khẳng định, trước khi thành Cha được xây dựng, khu vực này đã là điểm định cư lâu đời của người Chăm.
Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc, vào năm 2003, thành Cha đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.