Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ chọn quần đảo Marshall ở Tây Thái Bình Dương làm nơi diễn ra các vụ thử hạt nhân.Theo đó, để đảm bảo bí mật và an toàn cho cư dân, khoảng 52.000 người sống ở quần đảo Marshall được sơ tán đến nơi khác.Một nghiên cứu chỉ ra từ năm 1946 - 1958, Mỹ thực hiện khoảng 67 vụ thử bom hạt nhân tại quần đảo Marshall, đặc biệt là đảo Bikini biến nơi đây thành "vùng đất tử thần".Một trong những vụ thử hạt nhân nguy hiểm nhất mà Mỹ từng thực hiện tại quần đảo Marshall là vụ việc diễn ra năm 1954.Khi ấy, vụ thử hạt nhân mang mật danh Castle Bravo khiến thế giới rúng động khi Mỹ cho kích nổ quả bom hạt nhân có đương lượng nổ gấp 1.000 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.Với việc thực hiện gần 70 vụ thử hạt nhân, quần đảo Marshall bị ô nhiễm phóng xạ nặng.Nghiên cứu của Đại học Columbia từng chỉ ra mức độ ô nhiễm phóng xạ ở đảo Bikini lên đến 184 milligam/năm.Thậm chí, một số địa điểm trên quần đảo Marshall có mức độ ô nhiễm phóng xạ lên đến 639 milligam/năm.Do vậy, quần đảo Marshall trở thành địa điểm cực kỳ nguy hiểm, không đủ an toàn cho con người sinh sống.Dù giới chức Mỹ tiến hành các dự án nhằm xử lý ô nhiễm phóng xạ tại quần đảo này nhưng đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.Video: Toàn cảnh những lần thử hạt nhân của Triều Tiên (nguồn: VTC1)
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ chọn quần đảo Marshall ở Tây Thái Bình Dương làm nơi diễn ra các vụ thử hạt nhân.
Theo đó, để đảm bảo bí mật và an toàn cho cư dân, khoảng 52.000 người sống ở quần đảo Marshall được sơ tán đến nơi khác.
Một nghiên cứu chỉ ra từ năm 1946 - 1958, Mỹ thực hiện khoảng 67 vụ thử bom hạt nhân tại quần đảo Marshall, đặc biệt là đảo Bikini biến nơi đây thành "vùng đất tử thần".
Một trong những vụ thử hạt nhân nguy hiểm nhất mà Mỹ từng thực hiện tại quần đảo Marshall là vụ việc diễn ra năm 1954.
Khi ấy, vụ thử hạt nhân mang mật danh Castle Bravo khiến thế giới rúng động khi Mỹ cho kích nổ quả bom hạt nhân có đương lượng nổ gấp 1.000 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
Với việc thực hiện gần 70 vụ thử hạt nhân, quần đảo Marshall bị ô nhiễm phóng xạ nặng.
Nghiên cứu của Đại học Columbia từng chỉ ra mức độ ô nhiễm phóng xạ ở đảo Bikini lên đến 184 milligam/năm.
Thậm chí, một số địa điểm trên quần đảo Marshall có mức độ ô nhiễm phóng xạ lên đến 639 milligam/năm.
Do vậy, quần đảo Marshall trở thành địa điểm cực kỳ nguy hiểm, không đủ an toàn cho con người sinh sống.
Dù giới chức Mỹ tiến hành các dự án nhằm xử lý ô nhiễm phóng xạ tại quần đảo này nhưng đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Video: Toàn cảnh những lần thử hạt nhân của Triều Tiên (nguồn: VTC1)