Bom hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại. Trong cuộc đua nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân, Mỹ và Liên Xô đã tiến hành thử nghiệm vũ khí này tại bãi thử hạt nhân.Trong số này, đảo san hô vòng Bikini Atoll là nơi Mỹ đã tiến hành hơn 20 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân.Với diện tích 6 km2 thuộc Quần đảo Marshall, Thái Bình Dương, Bikini Atoll được quân đội Mỹ sơ tán toàn bộ cư dân sống trên đảo vào năm 1946. Mục đích của quân đội Mỹ là biến quần đảo này thành bãi thử vũ khí hạt nhân.Sau khi sơ tán toàn bộ người dân, Mỹ đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong suốt thời gian từ năm 1946 - 1958.Phóng xạ từ hơn 20 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của quân đội Mỹ đã khiến Bikini Atoll trở thành nơi nhiễm phóng xạ nặng trong nhiều thập kỷ. Phải đến năm 1987, một số người dân mới quay trở lại quần đảo này sinh sống.Trong khi ấy, quần đảo Novaya Zemlya là bãi thử hạt nhân nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương là nơi Liên Xô tiến hành thử nghiệm 340 vụ nổ dưới đất và 116 vụ nổ trên không.Trong số này nổi tiếng là sự kiện Liên Xô tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lớn và uy lực nhất trong lịch sử có tên “bom Sa hoàng" tại bãi thử Mityushikha, thuộc đảo Novaya Zemlya.Vụ thử vũ khí hạt nhân này được tiến hành vào 11h32 ngày 30/10/1961. Nó được kích nổ sau khi chiếc Tu-95V thả nó ở độ cao 10,5 km. Dù phát nổ trên không nhưng “bom Sa hoàng” với sức công phá mạnh tương đương 57 triệu tấn TNT tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy lên tới 900 km.Không chỉ là nơi diễn ra những vụ thử vũ khí hạt nhân, Liên Xô còn cho thử 175 vụ nổ hóa chất (44 vụ nổ trong số đó có khối lượng trên 10 tấn hóa chất) tại quần đảo Novaya Zemlya.Do là nơi tiến hành nhiều vụ thử vũ khí hạt nhân nên quần đảo Novaya Zemlya bị nhiễm phóng xạ nặng. Vì vậy, nơi đây trở thành một trong những địa điểm nguy hiểm nhất thế giới.Mời quý độc giả xem video: Triều Tiên hoàn tất dỡ bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri (nguồn: VTC1)
Bom hạt nhân là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại. Trong cuộc đua nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân, Mỹ và Liên Xô đã tiến hành thử nghiệm vũ khí này tại bãi thử hạt nhân.
Trong số này, đảo san hô vòng Bikini Atoll là nơi Mỹ đã tiến hành hơn 20 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Với diện tích 6 km2 thuộc Quần đảo Marshall, Thái Bình Dương, Bikini Atoll được quân đội Mỹ sơ tán toàn bộ cư dân sống trên đảo vào năm 1946. Mục đích của quân đội Mỹ là biến quần đảo này thành bãi thử vũ khí hạt nhân.
Sau khi sơ tán toàn bộ người dân, Mỹ đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong suốt thời gian từ năm 1946 - 1958.
Phóng xạ từ hơn 20 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của quân đội Mỹ đã khiến Bikini Atoll trở thành nơi nhiễm phóng xạ nặng trong nhiều thập kỷ. Phải đến năm 1987, một số người dân mới quay trở lại quần đảo này sinh sống.
Trong khi ấy, quần đảo Novaya Zemlya là bãi thử hạt nhân nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương là nơi Liên Xô tiến hành thử nghiệm 340 vụ nổ dưới đất và 116 vụ nổ trên không.
Trong số này nổi tiếng là sự kiện Liên Xô tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lớn và uy lực nhất trong lịch sử có tên “bom Sa hoàng" tại bãi thử Mityushikha, thuộc đảo Novaya Zemlya.
Vụ thử vũ khí hạt nhân này được tiến hành vào 11h32 ngày 30/10/1961. Nó được kích nổ sau khi chiếc Tu-95V thả nó ở độ cao 10,5 km. Dù phát nổ trên không nhưng “bom Sa hoàng” với sức công phá mạnh tương đương 57 triệu tấn TNT tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy lên tới 900 km.
Không chỉ là nơi diễn ra những vụ thử vũ khí hạt nhân, Liên Xô còn cho thử 175 vụ nổ hóa chất (44 vụ nổ trong số đó có khối lượng trên 10 tấn hóa chất) tại quần đảo Novaya Zemlya.
Do là nơi tiến hành nhiều vụ thử vũ khí hạt nhân nên quần đảo Novaya Zemlya bị nhiễm phóng xạ nặng. Vì vậy, nơi đây trở thành một trong những địa điểm nguy hiểm nhất thế giới.
Mời quý độc giả xem video: Triều Tiên hoàn tất dỡ bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri (nguồn: VTC1)