Tác phẩm điêu khắc có tên Kryptos nằm ở bên ngoài trụ sở Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Langley, Virginia, Mỹ là một trong những mật mã bí ẩn nhất lịch sử. Nó là tác phẩm của nhà điêu khắc Jim Sanborn.Ông Sanborn dùng đá granite đỏ, đồng, đá nam châm gỗ qua xử lý để tạo ra Kryptos. Thêm nữa, ông Sanborn còn làm việc với Ed Scheidt - chuyên gia mật mã của CIA để viết ra đoạn mật mã khó giải trên Kryptos.Bức điêu khắc Kryptos gồm 4 đoạn mã lớn tương đương với 4 thông điệp được mã hóa theo những cách khác nhau. Kể từ khi xuất hiện vào năm 1990, Kryptos đã thu hút các chuyên gia giải mã chuyên nghiệp và nghiệp dư tìm ra lời giải.Đến năm 1999, 3 trong 4 đoạn mã trên Kryptos được các chuyên gia giải mã thành công.Theo đó, thông điệp đầu tiên của một đoạn mã là một câu thơ có nội dung: “Giữa bóng tối huyền ảo và sự thiếu ánh sáng, ẩn chứa một sắc thái ảo giác”.Thông điệp thứ hai của Kryptos là: “Nó hoàn toàn vô hình. Làm cách nào để được như vậy? Họ sử dụng từ trường Trái đất. Thông tin được thu thập và chuyển đi dưới lòng đất tới một địa điểm chưa xác định. Liệu Langley có biết được điều này? Họ nên biết: Nó được chôn cất ở đâu đó ngoài kia. Ai biết đích xác vị trí? Chỉ có WW. Đây là thông điệp cuối cùng của ông ấy: 38 độ Bắc 57 phút 6,5 giây, 77 độ Tây 8 phút 44 giây. ID theo hàng”.Các chuyên gia phát hiện WW dùng để chỉ William Webster - cựu giám đốc CIA năm 1990 và tọa độ trong thông điệp này chính là vị trí trụ sở của CIA.Thông điệp thứ 3 mà các chuyên gia giải mã được nói về nhà khảo cổ Howard Carter - người tìm ra hầm mộ của vua Pharaoh Ai Cập Tutankhamun năm 1922.Đoạn mật mã cuối cùng gồm 97 ký tự "đánh đố" các chuyên gia suốt những năm qua. Dù nó khá ngắn nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra quy luật cũng như cách giải mã đoạn mật mã này.Dù rất nhiều chuyên gia giải mã, nhà khoa học cùng bắt tay giải đoạn mật mã cuối cùng nhưng vẫn chưa thành công. Do vậy, nó trở thành siêu mật mã mà các chuyên gia khao khát tìm ra thông điệp được mã hóa.Mời độc giả xem video: Giải mã ‘hồ tử thần’ ở làng đại học (nguồn: VTC14)
Tác phẩm điêu khắc có tên Kryptos nằm ở bên ngoài trụ sở Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Langley, Virginia, Mỹ là một trong những mật mã bí ẩn nhất lịch sử. Nó là tác phẩm của nhà điêu khắc Jim Sanborn.
Ông Sanborn dùng đá granite đỏ, đồng, đá nam châm gỗ qua xử lý để tạo ra Kryptos. Thêm nữa, ông Sanborn còn làm việc với Ed Scheidt - chuyên gia mật mã của CIA để viết ra đoạn mật mã khó giải trên Kryptos.
Bức điêu khắc Kryptos gồm 4 đoạn mã lớn tương đương với 4 thông điệp được mã hóa theo những cách khác nhau. Kể từ khi xuất hiện vào năm 1990, Kryptos đã thu hút các chuyên gia giải mã chuyên nghiệp và nghiệp dư tìm ra lời giải.
Đến năm 1999, 3 trong 4 đoạn mã trên Kryptos được các chuyên gia giải mã thành công.
Theo đó, thông điệp đầu tiên của một đoạn mã là một câu thơ có nội dung: “Giữa bóng tối huyền ảo và sự thiếu ánh sáng, ẩn chứa một sắc thái ảo giác”.
Thông điệp thứ hai của Kryptos là: “Nó hoàn toàn vô hình. Làm cách nào để được như vậy? Họ sử dụng từ trường Trái đất. Thông tin được thu thập và chuyển đi dưới lòng đất tới một địa điểm chưa xác định. Liệu Langley có biết được điều này? Họ nên biết: Nó được chôn cất ở đâu đó ngoài kia. Ai biết đích xác vị trí? Chỉ có WW. Đây là thông điệp cuối cùng của ông ấy: 38 độ Bắc 57 phút 6,5 giây, 77 độ Tây 8 phút 44 giây. ID theo hàng”.
Các chuyên gia phát hiện WW dùng để chỉ William Webster - cựu giám đốc CIA năm 1990 và tọa độ trong thông điệp này chính là vị trí trụ sở của CIA.
Thông điệp thứ 3 mà các chuyên gia giải mã được nói về nhà khảo cổ Howard Carter - người tìm ra hầm mộ của vua Pharaoh Ai Cập Tutankhamun năm 1922.
Đoạn mật mã cuối cùng gồm 97 ký tự "đánh đố" các chuyên gia suốt những năm qua. Dù nó khá ngắn nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra quy luật cũng như cách giải mã đoạn mật mã này.
Dù rất nhiều chuyên gia giải mã, nhà khoa học cùng bắt tay giải đoạn mật mã cuối cùng nhưng vẫn chưa thành công. Do vậy, nó trở thành siêu mật mã mà các chuyên gia khao khát tìm ra thông điệp được mã hóa.
Mời độc giả xem video: Giải mã ‘hồ tử thần’ ở làng đại học (nguồn: VTC14)