Để công phá tuyến phòng thủ bằng bê tông của phát xít Đức ở Normandy trong Thế chiến 2, quân đội Anh đã nghiên cứu, chế tạo một vũ khí "kỳ quặc" có tên Panjandrum (Kẻ hống hách). Vũ khí này được thiết kế gồm 2 bánh xe lớn được kết nối với nhau bằng một ống chắc chắn.Bên trong ống đó chứa khoảng 1 tấn thuốc nổ. Thêm nữa, 2 bên bánh xe được các kỹ sư thiết kế các ống phóng rocket để cung cấp lực đẩy cho cỗ máy này.Cỗ máy mang bom Panjandrum sẽ được tàu đổ bộ chở đến bãi biển. Sau đó, nó sẽ được kích hoạt các rocket giúp phương tiện này di chuyển lên bờ, lao vào bức tường phòng thủ và phát nổ. Vụ nổ sẽ gây thiệt hại nặng cho tuyến phòng thủ của quân Đức.Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, cỗ máy Panjandrum bị mất kiểm soát và đi chệch hướng. Do vũ khí này không đạt được hiệu quả như kỳ vọng nên cuối cùng giới chức Anh quyết định hủy bỏ dự án này.Với mục tiêu thôn tính nước Pháp, trùm phát xít Hitler đã yêu cầu cấp dưới một loại vũ khí mới có thể dễ dàng xuyên thủng các công sự kiên cố của Pháp, bao gồm phòng tuyến Maginot. Theo lệnh Hitler, công ty Friedrich Krupp A.G. của Đức chuyên sản xuất thép và vũ khí mới đã bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo khẩu pháo lớn nhất thế giới. Vũ khí này có tên gọi Gustav.Theo một số nguồn tin, chính quyền Đức quốc xã đã chi khoảng 10 triệu Mác (tương đương khoảng 67 triệu USD ngày nay) cho dự án chế tạo siêu pháo Gustav.Siêu pháo Gustav nặng hơn 1.300 tấn, cao 12,2m, có nòng dài hơn 30,4m, sử dụng đạn kích cỡ 787,4 mm, dài 3,65m và đạt tầm bắn hiệu quả 32,1 km. Vũ khí này sử dụng 2 loại đạn là đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn.Do có kích thước lớn nên siêu pháo Gustav có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian, nhân lực để vận chuyển, lắp ráp, khai hỏa. Đặc biệt, nó chỉ có thể được vận chuyển bằng hệ thống đường sắt. Dù Đức quốc xã đặt nhiều kỳ vọng vào vũ khí này nhưng cuối cùng vẫn không thể giúp Hitler lật ngược tình thế.Trong Thế chiến 2, Đức quốc xã còn gây sốc với súng nòng cong Krummlauf. Theo thiết kế, vũ khí giúp các binh sĩ bắn qua chướng ngại vật mà không bị lộ vị trí trước đối phương.Nhờ sử dụng súng nòng cong Krummlauf, binh sĩ phát xít Đức được kỳ vọng sẽ tiêu diệt được binh lính địch, góp phần thay đổi cục diện trên chiến trường.Thế nhưng, loại súng nòng cong Krummlauf cũng có nhiều nhược điểm. Trong số này, các viên đạn thường vỡ làm hai trước khi thoát ra khỏi nòng súng và bản thân phụ kiện cũng bị biến dạng do áp suất quá lớn sau khi bắn vài trăm viên đạn.Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Để công phá tuyến phòng thủ bằng bê tông của phát xít Đức ở Normandy trong Thế chiến 2, quân đội Anh đã nghiên cứu, chế tạo một vũ khí "kỳ quặc" có tên Panjandrum (Kẻ hống hách). Vũ khí này được thiết kế gồm 2 bánh xe lớn được kết nối với nhau bằng một ống chắc chắn.
Bên trong ống đó chứa khoảng 1 tấn thuốc nổ. Thêm nữa, 2 bên bánh xe được các kỹ sư thiết kế các ống phóng rocket để cung cấp lực đẩy cho cỗ máy này.
Cỗ máy mang bom Panjandrum sẽ được tàu đổ bộ chở đến bãi biển. Sau đó, nó sẽ được kích hoạt các rocket giúp phương tiện này di chuyển lên bờ, lao vào bức tường phòng thủ và phát nổ. Vụ nổ sẽ gây thiệt hại nặng cho tuyến phòng thủ của quân Đức.
Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, cỗ máy Panjandrum bị mất kiểm soát và đi chệch hướng. Do vũ khí này không đạt được hiệu quả như kỳ vọng nên cuối cùng giới chức Anh quyết định hủy bỏ dự án này.
Với mục tiêu thôn tính nước Pháp, trùm phát xít Hitler đã yêu cầu cấp dưới một loại vũ khí mới có thể dễ dàng xuyên thủng các công sự kiên cố của Pháp, bao gồm phòng tuyến Maginot. Theo lệnh Hitler, công ty Friedrich Krupp A.G. của Đức chuyên sản xuất thép và vũ khí mới đã bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo khẩu pháo lớn nhất thế giới. Vũ khí này có tên gọi Gustav.
Theo một số nguồn tin, chính quyền Đức quốc xã đã chi khoảng 10 triệu Mác (tương đương khoảng 67 triệu USD ngày nay) cho dự án chế tạo siêu pháo Gustav.
Siêu pháo Gustav nặng hơn 1.300 tấn, cao 12,2m, có nòng dài hơn 30,4m, sử dụng đạn kích cỡ 787,4 mm, dài 3,65m và đạt tầm bắn hiệu quả 32,1 km. Vũ khí này sử dụng 2 loại đạn là đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn.
Do có kích thước lớn nên siêu pháo Gustav có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian, nhân lực để vận chuyển, lắp ráp, khai hỏa. Đặc biệt, nó chỉ có thể được vận chuyển bằng hệ thống đường sắt. Dù Đức quốc xã đặt nhiều kỳ vọng vào vũ khí này nhưng cuối cùng vẫn không thể giúp Hitler lật ngược tình thế.
Trong Thế chiến 2, Đức quốc xã còn gây sốc với súng nòng cong Krummlauf. Theo thiết kế, vũ khí giúp các binh sĩ bắn qua chướng ngại vật mà không bị lộ vị trí trước đối phương.
Nhờ sử dụng súng nòng cong Krummlauf, binh sĩ phát xít Đức được kỳ vọng sẽ tiêu diệt được binh lính địch, góp phần thay đổi cục diện trên chiến trường.
Thế nhưng, loại súng nòng cong Krummlauf cũng có nhiều nhược điểm. Trong số này, các viên đạn thường vỡ làm hai trước khi thoát ra khỏi nòng súng và bản thân phụ kiện cũng bị biến dạng do áp suất quá lớn sau khi bắn vài trăm viên đạn.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.