Nằm tại thị Trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 60 km, nhà thờ Vạn Giã là một nhà thờ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp ở khu vực Nam Trung Bộ.Theo sử sách, nhà thờ cổ này được xây dựng từ năm 1918-1920. Trực tiếp điều hành việc xây dựng là một nhóm kiến trúc sư người Pháp.Lúc mới khánh thành, nhà thờ Vạn Giã mang kiến trúc Gothique cách điệu và tân kỳ, được xem là một trong những công trình xây dựng mỹ thuật bậc nhất miền Nam thời bấy giờ.Nhà thờ nằm trong khuôn viên 1,5 ha, khối kiến trúc chính nguyên bản có kích thước 15 x 28 mét.Mặt tiền nhà thờ có tháp nhọn ở chính giữa, vươn cao với đỉnh Thánh giá 21m. Các đỉnh phụ hai bên cách điệu với các hoa văn và đường nét rất thanh thoát.Đến thập niên 1990, nhà thờ Vạn Giã đã xuống cấp nặng nề. Trong năm 2006-2008, tòa thánh đường được đại trùng tu.Mặt tiền của nhà thờ cũ được giữ nguyên, hai bên xây thêm hai tháp chuông.Một bức tượng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – bổn mạng của nhà thờ Vạn Giã – được đặt ở mặt tiền.Bên trong thánh đường bài trí trang trí đơn giản, mộc mạc, với một tượng Chúa chịu nạn nổi bật ở cung thánh.Sau trùng tu, sức chứa của thánh đường được tăng lên đáng kể, với những hàng ghế đáp ứng được khoảng 500 giáo dân.Bên ngoài nhà thờ, ở khuôn viên phía tay phải là đài tượng thánh Giu-se.Phía trái là hang đá Đức Mẹ.Cạnh hang đá Đức Mẹ là nhà quàn, bài trí giống một nhà nguyện nhỏ.Cửa chính của thánh đường.Dãy hành lang bao quanh thánh đường.Mặt sau nhà thờ Vạn Giã.Từ sân nhà thờ, có thể ngắm nhìn những chuyến tàu qua lại hàng ngày vì đường sắt Bắc - Nam đi qua sát mặt hông của khuôn viên.Không gian kiến trúc mỹ thuật nhà thờ mang cả hai phong cách Gothique xưa và nay, được đánh giá là trang trọng, thanh thoát, có sự hài hòa giữa tỉ lệ và nhịp điệu.Nằm ở một vị trí thuận lợi, sát Quốc lộ 1 trên đường đến Nha Trang, nhà thờ Vạn Giã là một điểm dừng chân lý tưởng trên mảnh đất Khánh Hòa, đặc biệt là vào dịp lễ Giáng Sinh.Một số hình ảnh khác về nhà thờ Vạn Giã.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm tại thị Trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 60 km, nhà thờ Vạn Giã là một nhà thờ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp ở khu vực Nam Trung Bộ.
Theo sử sách, nhà thờ cổ này được xây dựng từ năm 1918-1920. Trực tiếp điều hành việc xây dựng là một nhóm kiến trúc sư người Pháp.
Lúc mới khánh thành, nhà thờ Vạn Giã mang kiến trúc Gothique cách điệu và tân kỳ, được xem là một trong những công trình xây dựng mỹ thuật bậc nhất miền Nam thời bấy giờ.
Nhà thờ nằm trong khuôn viên 1,5 ha, khối kiến trúc chính nguyên bản có kích thước 15 x 28 mét.
Mặt tiền nhà thờ có tháp nhọn ở chính giữa, vươn cao với đỉnh Thánh giá 21m. Các đỉnh phụ hai bên cách điệu với các hoa văn và đường nét rất thanh thoát.
Đến thập niên 1990, nhà thờ Vạn Giã đã xuống cấp nặng nề. Trong năm 2006-2008, tòa thánh đường được đại trùng tu.
Mặt tiền của nhà thờ cũ được giữ nguyên, hai bên xây thêm hai tháp chuông.
Một bức tượng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – bổn mạng của nhà thờ Vạn Giã – được đặt ở mặt tiền.
Bên trong thánh đường bài trí trang trí đơn giản, mộc mạc, với một tượng Chúa chịu nạn nổi bật ở cung thánh.
Sau trùng tu, sức chứa của thánh đường được tăng lên đáng kể, với những hàng ghế đáp ứng được khoảng 500 giáo dân.
Bên ngoài nhà thờ, ở khuôn viên phía tay phải là đài tượng thánh Giu-se.
Phía trái là hang đá Đức Mẹ.
Cạnh hang đá Đức Mẹ là nhà quàn, bài trí giống một nhà nguyện nhỏ.
Cửa chính của thánh đường.
Dãy hành lang bao quanh thánh đường.
Mặt sau nhà thờ Vạn Giã.
Từ sân nhà thờ, có thể ngắm nhìn những chuyến tàu qua lại hàng ngày vì đường sắt Bắc - Nam đi qua sát mặt hông của khuôn viên.
Không gian kiến trúc mỹ thuật nhà thờ mang cả hai phong cách Gothique xưa và nay, được đánh giá là trang trọng, thanh thoát, có sự hài hòa giữa tỉ lệ và nhịp điệu.
Nằm ở một vị trí thuận lợi, sát Quốc lộ 1 trên đường đến Nha Trang, nhà thờ Vạn Giã là một điểm dừng chân lý tưởng trên mảnh đất Khánh Hòa, đặc biệt là vào dịp lễ Giáng Sinh.
Một số hình ảnh khác về nhà thờ Vạn Giã.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.