Cuốn “Lý Hoặc Luận” cuối thời Đông Hán ghi chép: Hiếu Minh hoàng đế mơ gặp thần tiên bay lượn trước cửa điện. Vua Hiếu Minh liền hỏi quần thần của mình về giấc mơ đó. Phó Nghị đáp lời rằng, nước Thiên Trúc có đạo sỹ tên là Viết Phật, khá giống với những gì nhà vua mơ thấy.
Chính vì thế, Hán Minh đế đã phái 12 người sứ giả do Tần Cảnh, Vương Tuân dẫn đầu tới Tây Thiên, đồng thời viết thư kinh gồm 42 chương tại khu vực Otsuki (nay thuộc khu vực Afghanistan kéo dài tới khu vực Trung Á) và cho xây dựng đền thờ, tượng phật.
|
Thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh. Ảnh: Đại Kỷ Nguyên. |
Trong cuốn "Cao Tăng Truyện" còn ghi chép có 2 vị nhà sư người Ấn Độ từng thực hiện chuyến đi hướng Đông. Do vậy, có thể coi đền Bạch Mã là đền thờ Phật đầu tiên của Trung Quốc. Và những người này mới chính là người đầu tiên thực hiện chuyến đi Tây Thiên thỉnh kinh.
Năm Thái Hòa thứ 18 (tức năm 494), Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương. Năm 518, Tống Vân và Bỉ Khâu Huệ Sinh đã xuất phát từ kinh thành Lạc Dương, men theo con đường tơ lụa để tới Tây Thiên thỉnh kinh. Năm Chính Quang năm thứ 3 (tức năm 522), họ đã đem theo 170 bộ kinh trở về tới Lạc Dương.
Tới thời Đường, Vương Huyền Sách người Lạc Dương từng 3 lần tới Ấn Độ. Trong đó lần thứ ba diễn ra vào thời vua Đường Cao Tông Hiển Khánh năm thứ 2 (tức năm 657). Khi đó Đường Cao Tống đóng đô tại Lạc Dương. Vương Huyền Sách phụng chỉ vua tới Ấn Độ để tặng pháp y (áo cà sa). Năm Hiển Khánh năm thứ 5 (tức năm 660), họ từng tham gia lễ hội Đại pháp tại đền Mahabodhi ở Ấn Độ.
Sau khi trở về nước, Vương Huyền Sách tới phía đông của Lạc Dương, đem bức tượng Đức Phật Di Lặc từ Ấn Độ dâng lên một đền thờ ở Lạc Dương. Như vậy, có thể thấy, trước Đường Tăng người ta đã thực hiện những chuyến đi lịch sử tới khu vực Tây Thiên để thỉnh kinh.