Đông Định vương Nguyễn Lữ (? - 1787) là em út trong Tây Sơn Tam Kiệt gồm Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ. Ông sinh ra ở làng Kiên Mĩ, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.Sách Võ nhân Bình Định của Quách Tấn - Quách Giao viết: "Đông Định vương Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, tính nết hiền hòa, ưa thanh tịnh. Khác với hai anh, ông theo học văn nhiều hơn võ. Tuy nhiên, ông cũng đã học hết các môn võ, nhất là các thế võ mới.
Trong lần quan sát hai con gà chọi nhau, Nguyễn Lữ phát hiện con to khỏe cường tráng liên tục con nhỏ bé nhưng linh hoạt tấn công nhắm vào các chỗ hiểm. Từ quan sát này, ông đã lĩnh ngộ rồi tạo ra hùng kê quyền.Đặc điểm của hùng kê quyền là thiên về độ biến ảo, linh hoạt, như những động tác của con gà chọi. Bài hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà.Thủ pháp độc đáo như vậy nhằm vào những yếu điểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu... khiến đối phương phải chịu những tổn thương nặng nề khi bị trúng đòn.Theo yêu cầu của khởi nghĩa Tây Sơn lúc bấy giờ, phải làm sao trong thời gian ngắn huấn luyện cho các nghĩa quân tinh thông võ nghệ theo phương châm: Yếu có thể đánh mạnh/Thấp có thể đánh cao/Nhỏ có thể đánh lớn/Ít có thể đánh nhiều. Hùng kê gà dường như rất phù hợp.Không chỉ là người sáng tạo ra hùng kê quyền, theo sử sách Nguyễn Lữ là danh tướng có tài. Lúc mới khởi nghĩa, ông phụ trách hậu cần. Thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn lúc ấy đều gắn liền với những cố gắng và thành công của ông trong việc chăm lo hậu cần.Khi Tây Sơn phát triển mạnh mẽ, tướng Nguyễn Lữ nhiều lần cầm quân xông pha trận mạc.Ông xuất trận đầu tiên đánh quân Nguyễn năm 1776. Năm 1786, ông là phó tướng chỉ huy thủy quân đi vào cửa Thuận An tiến đánh thành Phú Xuân, tiêu diệt quân Trịnh.Khi Nguyễn Huệ chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long vào tháng 6-7/1786, ông được giao trấn nhận thành Phú Xuân. Sau khi đánh bại quân Trịnh, giải phóng toàn bộ đất nước, ông được phong làm Đông Định Vương, trấn nhậm vùng Gia Định (nay là Nam Bộ) .Tuy nhiên, khi được trao trách nhiệm đứng đầu một vùng đất rộng lớn và có vị trí chiến lược rất quan trọng thì vai trò của Đông Định Vương Nguyễn Lữ lại mờ nhạt. Ông tỏ ra thiếu kiên quyết và sắc sảo nên bỏ Gia Định về Quy Nhơn.Không lâu sau khi trở về Quy Nhơn, cuối năm 1787, Đông Định vương Nguyễn Văn Lữ qua đời. Ông làm Đông Định vương chưa được 1 năm.Có một vài giai thoại trong dân gian cho rằng sau khi thất thủ Gia Định, ông về Quy Nhơn gặp anh chịu tội rồi ra đi phiêu bạt, dùng tài chữa bệnh giúp người.Mời độc giả xem video:Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay. Nguồn: VTV24.
Đông Định vương Nguyễn Lữ (? - 1787) là em út trong Tây Sơn Tam Kiệt gồm Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ. Ông sinh ra ở làng Kiên Mĩ, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Sách Võ nhân Bình Định của Quách Tấn - Quách Giao viết: "Đông Định vương Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, tính nết hiền hòa, ưa thanh tịnh. Khác với hai anh, ông theo học văn nhiều hơn võ. Tuy nhiên, ông cũng đã học hết các môn võ, nhất là các thế võ mới.
Trong lần quan sát hai con gà chọi nhau, Nguyễn Lữ phát hiện con to khỏe cường tráng liên tục con nhỏ bé nhưng linh hoạt tấn công nhắm vào các chỗ hiểm. Từ quan sát này, ông đã lĩnh ngộ rồi tạo ra hùng kê quyền.
Đặc điểm của hùng kê quyền là thiên về độ biến ảo, linh hoạt, như những động tác của con gà chọi. Bài hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà.
Thủ pháp độc đáo như vậy nhằm vào những yếu điểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu... khiến đối phương phải chịu những tổn thương nặng nề khi bị trúng đòn.
Theo yêu cầu của khởi nghĩa Tây Sơn lúc bấy giờ, phải làm sao trong thời gian ngắn huấn luyện cho các nghĩa quân tinh thông võ nghệ theo phương châm: Yếu có thể đánh mạnh/Thấp có thể đánh cao/Nhỏ có thể đánh lớn/Ít có thể đánh nhiều. Hùng kê gà dường như rất phù hợp.
Không chỉ là người sáng tạo ra hùng kê quyền, theo sử sách Nguyễn Lữ là danh tướng có tài. Lúc mới khởi nghĩa, ông phụ trách hậu cần. Thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn lúc ấy đều gắn liền với những cố gắng và thành công của ông trong việc chăm lo hậu cần.
Khi Tây Sơn phát triển mạnh mẽ, tướng Nguyễn Lữ nhiều lần cầm quân xông pha trận mạc.
Ông xuất trận đầu tiên đánh quân Nguyễn năm 1776. Năm 1786, ông là phó tướng chỉ huy thủy quân đi vào cửa Thuận An tiến đánh thành Phú Xuân, tiêu diệt quân Trịnh.
Khi Nguyễn Huệ chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long vào tháng 6-7/1786, ông được giao trấn nhận thành Phú Xuân. Sau khi đánh bại quân Trịnh, giải phóng toàn bộ đất nước, ông được phong làm Đông Định Vương, trấn nhậm vùng Gia Định (nay là Nam Bộ) .
Tuy nhiên, khi được trao trách nhiệm đứng đầu một vùng đất rộng lớn và có vị trí chiến lược rất quan trọng thì vai trò của Đông Định Vương Nguyễn Lữ lại mờ nhạt. Ông tỏ ra thiếu kiên quyết và sắc sảo nên bỏ Gia Định về Quy Nhơn.
Không lâu sau khi trở về Quy Nhơn, cuối năm 1787, Đông Định vương Nguyễn Văn Lữ qua đời. Ông làm Đông Định vương chưa được 1 năm.
Có một vài giai thoại trong dân gian cho rằng sau khi thất thủ Gia Định, ông về Quy Nhơn gặp anh chịu tội rồi ra đi phiêu bạt, dùng tài chữa bệnh giúp người.
Mời độc giả xem video:Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay. Nguồn: VTV24.