Stromboli, một ngọn núi lửa đang hoạt động, còn được gọi với cái tên "ngọn hải đăng của Địa Trung Hải". Lý do Stromboli có tên này chính là bởi ánh sáng nó tỏa ra mỗi lần phun trào ở độ cao 926 m so với mực nước biển. Theo NatGeo, đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới và đã liên tục phun trào trong suốt 2.500 năm qua.Vào năm 2000, Stromboli cùng các đảo lân cận đã được công nhận là Di sản Thế giới. Mỗi mùa hè, những bãi biển xinh đẹp xung quanh ngọn núi lửa trở thành nơi tụ tập của thuyền bè và hơn 500 du khách mỗi ngày. Họ tới để chiêm ngưỡng cảnh tượng dung nham phun trào khi màn đêm buông xuống. Để thực hiện điều này, các du khách đã phải tới từ lúc hoàng hôn và bắt đầu chuyến leo núi kéo dài 4 tiếng.Du khách thích nằm dài trên những bãi cát đen đặc trưng của Stromboli.Hồi tháng 7/2019, nơi này xảy ra vụ phun trào lớn. Một đám mây tro có diện tích khoảng 5 km bị khiến bầu trời đen kịt. Đá nóng và tro đổ xuống sườn núi phía tây nam gây cháy rừng. Những người dân địa phương và khách du lịch đã được sơ tán xuống bằng xuồng cứu sinh. Không ít người đã bị thương. "Vụ phun trào không quá nghiêm trọng nhưng nó đã tạo ra kịch bản tồi tệ nhất", một nhà núi lửa học nói. Từ vụ phun trào mùa hè năm 2019, lượng khách đến đây đã giảm hẳn.Hai khu vực sống chủ yếu ở quanh ngọn núi lửa này là làng Stromboli và cảng cá Ginostra. Lớp đá màu đen được tạo nên từ dung nham núi lửa.Kể từ vụ phun trào, du khách bị cấm đến gần phần miệng núi lửa. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể tham quan nửa dưới. Theo cây viết Andrea Frazzetta của NatGeo, khi tới gần đích, anh đã nghe thấy tiếng ầm ầm do núi lửa bắt đầu phun trào. "Chúng ta đang đứng trên một quả bom nổ chậm", một du khách nói với anh.Trong ảnh, Mario Zaia, hướng dẫn viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm leo Stromboli hơn 30 năm. Theo Zaia, nếu thời tiết thuận lợi, địa hình an toàn, anh được phép dẫn đoàn lên/xuống núi 2 lần mỗi ngày. "Chưa bao giờ tôi thấy mệt mỏi hay buồn chán. Cảnh quan tuyệt đẹp nhưng nguy hiểm này khiến tôi hưng phấn", anh nói.Đoàn khách nghỉ ngơi trong đêm và chiêm ngưỡng kỹ năng "chơi" lửa của các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới.Bên cạnh việc leo núi, nhiều du khách cũng chọn cách khám phá Stromboli bằng xe đạp.Nhiều người dân ở Stromboli theo nghề đánh bắt hải sản. Đêm khuya, họ căng buồm, giăng lưới trên những chiếc thuyền nhỏ và quay về khi bình minh ló dạng. Thực tế, vào thế kỷ 18, người dân ở Stromboli cũng từng canh tác trên các sườn dốc núi lửa. Tuy nhiên, ảnh hưởng của những vụ phun trào khiến nền nông nghiệp ảnh hưởng nặng nề. Do đó, họ chọn gắn bó với biển.Tài nguyên biển dồi dào giúp ngư dân ở Stromboli đánh bắt được những loại cá tuyệt hảo như cá ngừ vây xanh, cá mú, cá vược...Maurizio Ripepe, Giáo sư Địa vật lý và Núi lửa thuộc Đại học Florence (Italy) nói: "Vụ phun trào vào mùa hè năm 2019 cho thấy 60 năm qua là khoảng thời gian tương đối bình lặng. Đến lúc nào đó, núi lửa có thể hoạt động trở lại như trước năm 1959. Chúng tôi cần nghiên cứu cách quản lý hòn đảo và làm cho chuyến tham quan núi lửa an toàn hơn".
Stromboli, một ngọn núi lửa đang hoạt động, còn được gọi với cái tên "ngọn hải đăng của Địa Trung Hải". Lý do Stromboli có tên này chính là bởi ánh sáng nó tỏa ra mỗi lần phun trào ở độ cao 926 m so với mực nước biển. Theo NatGeo, đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới và đã liên tục phun trào trong suốt 2.500 năm qua.
Vào năm 2000, Stromboli cùng các đảo lân cận đã được công nhận là Di sản Thế giới. Mỗi mùa hè, những bãi biển xinh đẹp xung quanh ngọn núi lửa trở thành nơi tụ tập của thuyền bè và hơn 500 du khách mỗi ngày. Họ tới để chiêm ngưỡng cảnh tượng dung nham phun trào khi màn đêm buông xuống. Để thực hiện điều này, các du khách đã phải tới từ lúc hoàng hôn và bắt đầu chuyến leo núi kéo dài 4 tiếng.
Du khách thích nằm dài trên những bãi cát đen đặc trưng của Stromboli.
Hồi tháng 7/2019, nơi này xảy ra vụ phun trào lớn. Một đám mây tro có diện tích khoảng 5 km bị khiến bầu trời đen kịt. Đá nóng và tro đổ xuống sườn núi phía tây nam gây cháy rừng. Những người dân địa phương và khách du lịch đã được sơ tán xuống bằng xuồng cứu sinh. Không ít người đã bị thương. "Vụ phun trào không quá nghiêm trọng nhưng nó đã tạo ra kịch bản tồi tệ nhất", một nhà núi lửa học nói. Từ vụ phun trào mùa hè năm 2019, lượng khách đến đây đã giảm hẳn.
Hai khu vực sống chủ yếu ở quanh ngọn núi lửa này là làng Stromboli và cảng cá Ginostra. Lớp đá màu đen được tạo nên từ dung nham núi lửa.
Kể từ vụ phun trào, du khách bị cấm đến gần phần miệng núi lửa. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể tham quan nửa dưới. Theo cây viết Andrea Frazzetta của NatGeo, khi tới gần đích, anh đã nghe thấy tiếng ầm ầm do núi lửa bắt đầu phun trào. "Chúng ta đang đứng trên một quả bom nổ chậm", một du khách nói với anh.
Trong ảnh, Mario Zaia, hướng dẫn viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm leo Stromboli hơn 30 năm. Theo Zaia, nếu thời tiết thuận lợi, địa hình an toàn, anh được phép dẫn đoàn lên/xuống núi 2 lần mỗi ngày. "Chưa bao giờ tôi thấy mệt mỏi hay buồn chán. Cảnh quan tuyệt đẹp nhưng nguy hiểm này khiến tôi hưng phấn", anh nói.
Đoàn khách nghỉ ngơi trong đêm và chiêm ngưỡng kỹ năng "chơi" lửa của các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới.
Bên cạnh việc leo núi, nhiều du khách cũng chọn cách khám phá Stromboli bằng xe đạp.
Nhiều người dân ở Stromboli theo nghề đánh bắt hải sản. Đêm khuya, họ căng buồm, giăng lưới trên những chiếc thuyền nhỏ và quay về khi bình minh ló dạng. Thực tế, vào thế kỷ 18, người dân ở Stromboli cũng từng canh tác trên các sườn dốc núi lửa. Tuy nhiên, ảnh hưởng của những vụ phun trào khiến nền nông nghiệp ảnh hưởng nặng nề. Do đó, họ chọn gắn bó với biển.
Tài nguyên biển dồi dào giúp ngư dân ở Stromboli đánh bắt được những loại cá tuyệt hảo như cá ngừ vây xanh, cá mú, cá vược...
Maurizio Ripepe, Giáo sư Địa vật lý và Núi lửa thuộc Đại học Florence (Italy) nói: "Vụ phun trào vào mùa hè năm 2019 cho thấy 60 năm qua là khoảng thời gian tương đối bình lặng. Đến lúc nào đó, núi lửa có thể hoạt động trở lại như trước năm 1959. Chúng tôi cần nghiên cứu cách quản lý hòn đảo và làm cho chuyến tham quan núi lửa an toàn hơn".