Võ Tắc Thiên (624 – 705) là một phi tần trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân và là hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị. Về sau, bà trở thànhhoàng đếduy nhất của Võ Chu (690 – 705), triều đại làm gián đoạnnhà Đường.Võ Tắc Thiên chính là nữ hoàng đế duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc.
Lúc sinh thời, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế biết trọng dụng người tài, thưởng phạt nghiêm minh, khiến đời sống của người dân dưới thời bà trị vì được ăn no mặc ấm và an cư lạc nghiệp.
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc.
Là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc,Võ Tắc Thiên được đánh giá là người phụ nữ có tài trị quốc với nhiều biện pháp cứng rắn không kém nam giới.Trong thời gian 15 năm làm hoàng đế, rất nhiều người bất mãn với Võ Tắc Thiên nhưng cũng không dám lên tiếng.
Những năm cuối đời, Võ Tắc Thiên dần sa vào hưởng lạc, sủng ái một số nam nhân, đặc biệt là hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Hai anh em họ Trương nhận được sự sủng ái của Võ Tắc Thiên nên từ đó cũng từng bước tác động đến triều chính và có sự ảnh hưởng lớn trong thời kỳ cuối mà nữ hoàng đế này nắm quyền. Điều này khiến các quan đại thần tỏ ra bất mãn, thậm chí còn khiến hai con của Đường Trung Tông Lý Hiển phải chết. Mâu thuẫn giữa Võ Tắc Thiên và hoàng tộc họ Lý của nhà Đường cũng ngày càng sâu sắc.
Đến mùa xuân năm 705, tể tướng đương triều là Trương Giản Chi cùng với các đại thần phát động binh biến (sử gọi làchính biến Thần Long), ép Võ Tắc Thiên phảithoái vịvà đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ hai.
Ai là người bật khóc sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị?
Võ Tắc Thiên quyết định thoái vị và nhường ngôi lại cho con trai là Đường Trung Tông vào năm 705.
Sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị, nhường lại ngôi vị hoàng đế cho con trai là Đường Trung Tông Lý Hiển, các quan lại trong triều đều vui mừng. Họ có thể thở phào nhẹ nhõm vì trước đây mỗi ngày đều phải sống trong sợ hãi do quyền lực của nữ hoàng đế quá lớn mạnh. Tuy nhiên, có mộtvị quanđã khóc lóc thảm thương sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị.
Người này cũng tham gia vào chính biến Thần Long. Ông chính làDiêu Sùng (650 – 721), hay còn gọi làDiêu Nguyên Chi. Lúc sinh thời, Diêu Nguyên Chi từng làm tới chức tể tướng dưới thời nhà Đường.
Diêu Nguyên Chi là vị quan duy nhất từng tham gia chính biến Thần Long khóc thương cho Võ Tắc Thiên sau khi bà tuyên bố thoái vị.
Sau khi Đường Trung Tông lên ngôi, Võ Tắc Thiên được tôn làm Tắc Thiên Đại Thánh hoàng đế và dời đến cung Thương Dương. Khi Trung Tông cùng các quan đến chúc thọ Võ Thái hậu, Diêu Nguyên Chi bất ngờ khóc lóc.
Trương Giản Chi thấy vậy nên hỏi lý do tại sao. Lúc bấy giờ, Diêu Nguyên Chi đáp rằng, ông vốn phụng sự Tắc Thiên hoàng hậu. Trước đây, ông cùng đi theo Trương Giản Chi và các quan đại thần trừng phạt nghịch tặc (tức hai anh em họ Trương) là vì nghĩa.Nay thấy Võ hậu bị dời đi, ông vì chủ cũ mà than khóc cũng là nghĩa vụ của thần tử.Do đó, nếu có bị kết tội thì ông cũng cam tâm.
Vì có công lao trong chính biến Thần Long nên Diêu Nguyên Chi được phong làm Lương huyện hầu. Tuy nhiên, sau khi ông chia sẻ nguyên nhân khóc lóc trên nên bị đám người Trương Giản Chi giáng làm Thứ sử Bạc Châu.
1 năm sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị: Biến cố xảy ra
Võ Tắc Thiên qua đời vào cuối năm 705, sau khi thoái vị gần 1 năm.
Sau khi tuyên bố thoái vị, chưa đầy 1 năm, Võ Tắc Thiên qua đời ở cung Thượng Dương vào ngày 16/12/705. Theo di nguyện, Võ Tắc Thiên được hợp táng với Đường Cao Tông ở Càn Lăng. Đặc biệt, bia mộ của bà là một tấm bia để trống hoàn toàn, với tên gọi là "Vô tự bia".
Còn Diêu Nguyên Chi, vị quan duy nhất bật khóc thương cho Võ Tắc Thiên, may mắn sống sót do có bất hòa với đám người Trương Giản Chi. Cụ thể, năm 706, một năm sau cuộc đảo chính nổi tiếng trên, Trương Giản Chi và các quan đại thần gồm Thôi Huyền Vĩ, Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỉ, Kính Huy bị Vi hoàng hậu gièm pha và đẩy họ ra châu xa. Đến tháng 7 cùng năm,5 vị quan đại thần này bị Vi hậu và Võ Tam Tư (cháu của Võ Tắc Thiên) sai người giết hại.
Trong cuộc đại sát này, Diêu Nguyên Chi may mắn được vô sự. Trong những năm tiếp theo, vị quan này đã 4 lần thay đổi chỗ ở và lần lượt đảm nhiệm chức thứ sử ở các châu Tống, Thường, Việt và Hứa.
Diêu Nguyên Chi không chỉ thoát chết trong cuộc đại sát năm 706 mà ông còn có sự nghiệp phát triển rực rỡ cho đến khi qua đời.
Không chỉ thoát chết ngoạn mục trong cuộc đại sát, trả thù từ người nhà họ Võ,Diêu Nguyên Chi còn có sự nghiệp phát triển rực rỡ dưới sự trị vì của các vị hoàng đế sau đó.
Cụ thể, năm 710, sau khi Đường Duệ Tông lên ngôi lên thứ hai, vị hoàng đế này cho triệu Diêu Nguyên Chi từ Hứa Châu về Trường An và phong cho ông làm Binh bộ thượng thư, Đồng Trung thư môn hạ tam phẩm, tiến phong Trung thư lệnh vào cuối năm này. Sau đó, ông một lần nữa trở thành tể tướng của nhà Đường, trước khi bị giáng xuống làm thứ sử ở một số nơi.
Sau khi Đường Minh Hoàng lên làm hoàng đế, năm 713, Diêu Nguyên Chi trở thành tể tướng nắm giữ nhiều quyền lực. Ông cũng chính là một trong những nhân tài giúp vị hoàng đế nổi tiếng của nhà Đường làm nênKhai Nguyên thịnh thế.
Đến năm 716, Diêu Nguyên Chi từ chức tể tướng, nhưng ông vẫn giữ được ảnh hưởng lớn đến triều đình cho đến khi qua đời vào năm 721. Ông được truy tặng là Dương châu đô đốc vầ thụy là Văn Hiến. Đến năm 729, vị tể tướng nổi tiếng của nhà Đường được truy phong làThái tử thái bảo.
Diêu Nguyên Chi là người hiểu và cảm thông cho nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Có thể nói Diêu Nguyên Chi trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Ông từng nhiều lần bị giáng chức và được tái sử dụng. Tuy nhiên, dù cho ở bất kỳ tình huống nào, vị quan nổi tiếng này vẫn không bao giờ quên đi ý định ban đầu của mình.Đó là ông luôn nỗ lực hết mình để mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho người dân Đại Đường.
Có lẽ vì vậy nên năm xưa chỉ duy nhất mình Diêu Nguyên Chi khóc thương cho Võ Tắc Thiên, bởi ông hiểu rằng bà tuy là nữ hoàng đế chuyên quyền và sẵn sàng thẳng tay trừng trị những kẻ muốn chống đối,nhưng không thể không thừa nhận bà là người phụ nữ có tài chính trị xuất chúng.Rõ ràng trong 15 năm trị vì đất nước, đời sống của người dân luôn được sống trong cảnh quốc thái dân an và an cư lạc nghiệp. Đây là điều mà không phải bậc đế vương nào cũng có thể làm được.