Nằm ở số 1 đường Phù Đổng Thiên Vương, thành phố Đà Lạt, Đại học Đà Lạt được coi là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của "xứ sở ngàn hoa".Tiền thân của trường là trại lính Courbet được xây trên khu đất phía Bắc đồi Cù vào thập niên 1920. Đến năm 1939, trại Courbet chuyển thành tTrường Thiếu sinh quân Hỗn hợp Âu - Á (École d’Enfants de Troupe de DaLat).Vàn năm 1957, Giáo hội Công giáo cho tu bổ Trường Thiếu sinh quân và chuyển đổi thành Viện Đại học Đà Lạt. Viện bắt đầu hoạt động từ năm 1958, còn được gọi là trường Thụ Nhân, nghĩa là trồng người.Khuôn viên Viện Đại học Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi rộng khoảng 38 ha với 40 tòa nhà mang kiến trúc hiện đại nằm rải rác dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn khúc trong rừng thông.Lúc ấy, Viện Đại học Đà Lạt được xem là một trường đại học có cảnh quan đẹp nhất Đông Nam Á.Các tòa nhà được dùng làm giảng đường và cơ sở hành chính mang tên Thụ Nhân, Hội Hữu, Minh Thành, Tri Nhất, Thượng Chí, Đôn Hóa... với hàm ý giáo dục dẫn ý từ Tứ thư Ngũ kinh của Nho giáo.Công trình nổi bậc nhất Viện Đại học Đà Lạt là nguyện đường Năng Tĩnh (nay là khu nhà A25).Tòa nhà được xây dựng trên mặt bằng hình tam giác cân với đỉnh tam giác là tháp chuông cao 38m uy nghiêm sừng sững giữa đất trời.Sau ngày thống nhất đất nước, Viện Đại học Đà Lạt được chuyển đổi thành Trường Đại học Đà Lạt vào tháng 10/1976, tuyển sinh từ năm học 1977-1978.Đại học Đà Lạt là một trường đại học tổng hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục và phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền Trung và Nam Tây Nguyên và cho cả nước.Kế thừa cơ sở vật chất, truyền thống và uy tín giáo dục từ Viện Đại học Đà Lạt, trường đầu tư cho mục tiêu phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các chuyên ngành, cũng như thiết lập quan hệ với các đơn vị giáo dục đào tạo tại các nước có nền giáo dục phát triển.Hiện tại trường có tổng diện tích phòng học là 17.055 m2 với 81 phòng học. Thư viện trường diện tích 8.400 m2. Phòng thí nghiệm có diện tích 10.887 m2 với 44 phòng thí nghiệm chuyên dụng.Là một cơ sở giáo dục uy tín, theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, Đại học Đà Lạt là trường có thứ hạng cao nhất tại vùng Tây Nguyên, đứng thứ 10 tại miền Trung và đứng thứ 43 tại Việt Nam.Ở một vị trí địa lí đắc địa nằm gần hồ Xuân Hương và đồi Cù thơ mộng, Đại học Đà Lạt ngày nay vẫn là một trong những ngôi trường đại học có khuôn viên đẹp nhất Việt Nam.Hình ảnh quen thuộc trong trường là những tán thông xanh cao vút, những con dốc thoai thoải, đường đi quanh co uốn lượn, bậc thang rêu phong... Đây cũng là những hình ảnh đặc trưng của cảnh quan Đà Lạt.Giữa màu xanh bạt ngàn của cỏ cây là những tòa nhà có kiến trúc đa dạng, thể hiện sự trưởng thành của kiến trúc Việt Nam giai đoạn 1950-1960.Với không gian thơ mộng, trong lành cùng kiến trúc hài hòa, độc đáo, Đại học Đà Lạt không chỉ là nơi lý tưởng để học tập, nghiên cứu mà còn là một địa điểm rất đáng để du khách ghé thăm ở Đà Lạt.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở số 1 đường Phù Đổng Thiên Vương, thành phố Đà Lạt, Đại học Đà Lạt được coi là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của "xứ sở ngàn hoa".
Tiền thân của trường là trại lính Courbet được xây trên khu đất phía Bắc đồi Cù vào thập niên 1920. Đến năm 1939, trại Courbet chuyển thành tTrường Thiếu sinh quân Hỗn hợp Âu - Á (École d’Enfants de Troupe de DaLat).
Vàn năm 1957, Giáo hội Công giáo cho tu bổ Trường Thiếu sinh quân và chuyển đổi thành Viện Đại học Đà Lạt. Viện bắt đầu hoạt động từ năm 1958, còn được gọi là trường Thụ Nhân, nghĩa là trồng người.
Khuôn viên Viện Đại học Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi rộng khoảng 38 ha với 40 tòa nhà mang kiến trúc hiện đại nằm rải rác dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn khúc trong rừng thông.
Lúc ấy, Viện Đại học Đà Lạt được xem là một trường đại học có cảnh quan đẹp nhất Đông Nam Á.
Các tòa nhà được dùng làm giảng đường và cơ sở hành chính mang tên Thụ Nhân, Hội Hữu, Minh Thành, Tri Nhất, Thượng Chí, Đôn Hóa... với hàm ý giáo dục dẫn ý từ Tứ thư Ngũ kinh của Nho giáo.
Công trình nổi bậc nhất Viện Đại học Đà Lạt là nguyện đường Năng Tĩnh (nay là khu nhà A25).
Tòa nhà được xây dựng trên mặt bằng hình tam giác cân với đỉnh tam giác là tháp chuông cao 38m uy nghiêm sừng sững giữa đất trời.
Sau ngày thống nhất đất nước, Viện Đại học Đà Lạt được chuyển đổi thành Trường Đại học Đà Lạt vào tháng 10/1976, tuyển sinh từ năm học 1977-1978.
Đại học Đà Lạt là một trường đại học tổng hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục và phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền Trung và Nam Tây Nguyên và cho cả nước.
Kế thừa cơ sở vật chất, truyền thống và uy tín giáo dục từ Viện Đại học Đà Lạt, trường đầu tư cho mục tiêu phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các chuyên ngành, cũng như thiết lập quan hệ với các đơn vị giáo dục đào tạo tại các nước có nền giáo dục phát triển.
Hiện tại trường có tổng diện tích phòng học là 17.055 m2 với 81 phòng học. Thư viện trường diện tích 8.400 m2. Phòng thí nghiệm có diện tích 10.887 m2 với 44 phòng thí nghiệm chuyên dụng.
Là một cơ sở giáo dục uy tín, theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, Đại học Đà Lạt là trường có thứ hạng cao nhất tại vùng Tây Nguyên, đứng thứ 10 tại miền Trung và đứng thứ 43 tại Việt Nam.
Ở một vị trí địa lí đắc địa nằm gần hồ Xuân Hương và đồi Cù thơ mộng, Đại học Đà Lạt ngày nay vẫn là một trong những ngôi trường đại học có khuôn viên đẹp nhất Việt Nam.
Hình ảnh quen thuộc trong trường là những tán thông xanh cao vút, những con dốc thoai thoải, đường đi quanh co uốn lượn, bậc thang rêu phong... Đây cũng là những hình ảnh đặc trưng của cảnh quan Đà Lạt.
Giữa màu xanh bạt ngàn của cỏ cây là những tòa nhà có kiến trúc đa dạng, thể hiện sự trưởng thành của kiến trúc Việt Nam giai đoạn 1950-1960.
Với không gian thơ mộng, trong lành cùng kiến trúc hài hòa, độc đáo, Đại học Đà Lạt không chỉ là nơi lý tưởng để học tập, nghiên cứu mà còn là một địa điểm rất đáng để du khách ghé thăm ở Đà Lạt.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.